Chọn hướng nhà theo phong thủy

Hướng dẫn cách chọn hướng nhà theo tuổi hợp phong thủy

Bên cạnh những yếu tố về vị trí, địa hình đất, xem hướng làm nhà theo tuổi cũng là một việc làm vô cùng cần thiết đối với mọi người khi quyết định mua đất, làm nhà. Bởi nếu bạn sở hữu một hướng nhà hợp phong thủy và hợp với vận mệnh của bản thân thì sẽ giúp bạn gặp được nhiều may mắn trong công việc và cuộc sống. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách chọn hướng nhà theo tuổi mang đến vượng khí, tài lộc.

Vì sao cần chọn hướng nhà theo tuổi?

Xây nhà là một việc làm vô cùng quan trọng của đời người, đòi hỏi gia chủ phải chuẩn bị đầy đủ về kinh tế, đội ngũ thi công, thiết kế vfa nguyên vật liệu. Đặc biệt, theo quan niệm Á Đông thì trước khi làm nhà chủ nhà cần xem và chọn hướng nhà theo tuổi bởi hướng nhà có vai trò vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn năng lượng bên ngoài lẫn bên trong không gian sinh hoạt của gia chủ.

Nếu bạn chọn được hướng nhà tốt sẽ đón được các luồng khí tốt, nhận được nhiều may mắn, tinh hoa của đất trời và mang đến những thuận lợi, sức khỏe, thịnh vượng cho gia chủ. Ngược lại nếu chọn hướng nhà không hợp tuổi sẽ mang đến những tai họa không mong đợi như công việc không thuận lợi, làm ăn thất thoát hay gặp phải thị phi, ốm đau liên tục, gia đình dễ có lục đục, xảy ra mâu thuẫn.

Chọn hướng nhà theo tuổi chuẩn phong thủy

Chọn hướng nhà theo tuổi chuẩn phong thủy

Hướng nhà thường được xác định là hướng vuông góc với mặt tiền ngôi nhà (mặt tiền chính là mặt có cửa chính). Đây là cách xác định hướng nhà đơn giản, chính xác và được nhiều người sử dụng nhất. Bên cạnh đó, còn có 1 số cách xác định hướng nhà bạn có thể tham khảo như sau:

  • Nhà có sân rộng thì mặt của sân được xem là hướng nhà.
  • Nhà có 1 mặt tiếp giáp với đường đi, các mặt còn lại không tiếp giáp với đường đi thì mặt giáp được chính là hướng nhà.
  • Nhà sở hữu 2 mặt tiền thì hướng nhà sẽ được xác định dựa vào hướng cửa chính.

Cách chọn hướng nhà theo tuổi chuẩn phong thủy

Bởi vì hướng nhà ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, công việc và những mối quan hệ của gia chủ và các thành viên trong gia đình nên việc chọn hướng nhà theo tuổi sao cho đúng phong thủy là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết.

Chọn hướng nhà theo tuổi thuộc Bát Trạch

Chọn hướng nhà theo tuổi dựa vào Bát Trạch chính là cách xem phong thủy đơn giản và phổ biến nhất hiện nay. Tuổi mệnh của con người theo phương pháp này sẽ được chia thành 2 nhóm: Tây tứ mệnh và Đông tứ mệnh- và mỗi nhóm sẽ gồm 4 cung mệnh khác nhau.

Chọn hướng nhà dựa theo Bát trạch

Chọn hướng nhà dựa theo Bát trạch

Trong phong thủy, Bát trạch nghĩa là tám phương của ngôi nhà, chỉ ra phương vị và phương pháp phối mệnh của từng người để luận đoán tốt xấu cho nhà ở.

  • Đông tứ mệnh bao gồm 4 cung: Khảm, Chấn, Ly, Tốn, lần lượt là biểu tượng cho: con trai thứ, con trai cả, con gái giữa, con gái cả.
  • Tây tứ mệnh bao gồm 4 cung: Càn, Khôn, Đoài, Cấn, lần lượt là biểu tượng cho: cha, mẹ, con gái út, con trai út.

Ngoài ra, phương hướng cũng được chia làm hai nhóm:

  • Đông tứ trạch bao gồm 4 hướng:  Bắc, Đông, Nam, Đông Nam.
  • Tây tứ trạch bao gồm 4 hướng: Tây, Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc.

Cách chọn hướng nhà theo tuổi lần lượt cho mỗi nhóm tuổi như sau:

  • Gia chủ thuộc nhóm tuổi Đông tứ mệnh sẽ thích hợp với hướng nhà Đông tứ trạch.
  • Gia chủ thuộc nhóm tuổi Tây tứ mệnh sẽ thích hợp với hướng nhà Tây tứ trạch.

Chọn hướng nhà theo tuổi thuộc cung mệnh

Để chọn hướng nhà theo tuổi dựa vào cung mệnh thì gia chủ nên xem dựa theo tuổi âm lịch và giới tính. Mặc dù tuổi âm lịch và tuổi dương lịch có năm sinh giống nhau nhưng mệnh số của nam chủ nhà và nữ chủ nhà sẽ khác nhau.

Chọn hướng nhà dựa theo mệnh

Chọn hướng nhà dựa theo mệnh

Dưới đây là 3 bước chọn hướng nhà theo tuổi bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Lấy năm sinh âm lịch của chủ nhà rồi cộng các con số lại với nhau.

Bước 2: Lấy tổng vừa tính được chia 9. Nếu tổng chia hết cho 9 thì lấy số 9 để tính cung mệnh. Nếu chia cho 9 mà dư thì cung mệnh sẽ được tính dựa trên chính số dư đó.

Ví dụ: Người sinh năm 1995 thì sẽ tính số mệnh bằng cách lấy 1+9+9+5=24. Sau đó lấy 24:9=2 dư 6

Người sinh năm 1989 thì 1+9+8+9=27. Sau đó lấy 27:9=3 không dư nên lấy kết quả là 9.

Bước 3: Dựa vào kết quả vừa tìm được để xác định được cung mệnh và chọn hướng nhà theo bảng dưới đây

 

Giới tính 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Nam  Khảm Ly Cấn Đoài Càn Khôn Tốn Chấn Khôn
Nữ Cấn Càn Đoài Cấn Ly Khảm Khôn Chấn Tốn

 

Chọn hướng nhà dựa vào phong thủy

Trong phong thủy, có 4 hướng tốt, mang lại nhiều may mắn mà chủ nhà nên chọn để làm nhà theo hướng tuổi gồm:

  • Hướng tốt nhất gia chủ nên lựa chọn đó là Sinh khí. Đây là hướng tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi, thuận lợi và thành công trong công việc cũng như cuộc sống.
  • Hướng thứ hai là Thiên y, đây chính là hướng biểu tượng cho cát khí. Gia chủ cùng các thành viên trong gia đình sẽ luôn có quý nhân phù trợ, nhận được nhiều may mắn và tài lộc.
  • Thứ 3 là hướng Diên niên. Hướng này mang đến thuận hòa, đầm ấm, tốt đẹp cho các mối quan hệ (tình cảm gia đình, tình cảm trong công việc).
  • Hướng còn lại là Phục vị. Mọi điều không may đều được hóa giải, tiêu tan, gia chủ sẽ sở hữu một cuộc sống vui vẻ, may mắn và thuận lợi.
Chọn hướng nhà theo phong thủy

Chọn hướng nhà theo phong thủy

Các hướng xấu cần tránh khi làm nhà theo tuổi

Bên cạnh các hướng tốt, gia chủ muốn làm nhà theo hướng tuổi nên tránh các hướng xấu sau:

  • Hướng khí xấu nhất mà các gia chủ nên tránh đó là Tuyệt mệnh. Gia chủ chọn hướng nhà theo hướng này sẽ gặp nhiều tai ương, trắc trở. Hướng Tuyệt mệnh mang hung khí, những điều không may mắn, sự chia lìa, bệnh tật hay thậm chí ảnh hưởng đến tính mệnh của chủ nhà. Đây là hướng đặc biệt nên tránh khi quyết định làm nhà.
  • Hướng xấu thứ hai là Ngũ quỷ. Hướng này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống gia chủ, biểu tượng cho sự thị phi, khó khăn, cãi vã. Chủ nhân có thể chịu ảnh hưởng xấu từ những điều không đáng có.
  • Hướng xấu tiếp theo phải nhắc đến là Lục sát. Chọn hướng này khiến công việc làm ăn của gia chủ bị trì trệ, bị mất mát, thiệt hại hoặc dễ đứt đoạn trong những mối quan hệ.
  • Hướng xấu cuối cùng là Họa hại. Họa hại ảnh hưởng xấu đến tình duyên, thuận hòa của gia đình. Hôn nhân khó giữ gìn hạnh phúc, tình duyên không như ý. Ngoài ra, về công danh sự nghiệp khó thành, dễ gặp điều không may, tài lộc hao tán.

Vừa rồi chúng tôi vừa cung cấp cho bạn những thông tin về cách chọn hướng nhà theo tuổi. Mong rằng với những thông tin trên có thể giúp bạn có lựa chọn được hướng nhà phù hợp và luôn có cuộc sống bình an.

Bậc tam cấp cầu thang

Cách tính bậc tam cấp cầu thang chuẩn phong thủy

Bậc tam cấp cầu thang không những có vai trò trong việc kết nối trong nhà và ngoài sân hay lên xuống giữa các tầng mà nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một công trình có tính thẩm mỹ cao, đảm bảo yếu tố phong thủy. Chính vì vậy trước khi tiến hành xây dựng bậc cầu thang thì mọi người luôn quan tâm đến bậc tam cấp cầu thang. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn cách tính bậc tam cấp cầu thang chuẩn phong thủy nhưng vẫn đảm bảo yếu tố thẩm mỹ để bạn có được một công trình hoàn hảo.

Bậc tam cấp cầu thang là gì?

Bậc tam cấp cầu thang chính là một trong những bộ phận góp phần xây dựng nên vẻ đẹp của không gian ngôi nhà, công trình xây dựng. Bậc tam cấp cầu thang giữ một vai trò quan trọng giúp gia chủ cùng các thành viên trong gia đình có thể dễ dàng di chuyển giữa các tầng với nhau.

Bậc tam cấp cầu thang là gì?

Bậc tam cấp cầu thang là gì?

Xây dựng bậc tam cấp cầu thang có ý nghĩa gì?

Từ thời xa xưa, việc xây dựng bậc tam cấp cầu thang luôn được mọi người chú trọng bởi nó đóng vai trò phong thủy quan trọng. Nếu xây dựng bậc tam cấp cầu thang chuẩn phong thủy thì nó sẽ giúp cho gia chủ thuận buồm xuôi gió, tăng vận khí cho căn nhà. Hơn nữa nó còn mang đến sự thuận lợi, may mắn để phát triển sự nghiệp và gia chủ luôn có sức khỏe dồi dào.

Nói một cách cụ thể hơn là ý nghĩa của việc xây dựng bậc tam cấp cầu thang trong phong thủy được hiểu trong thuyết tam sinh gồm thiên, địa và nhân. Việc xây dựng bậc tam cấp cầu thang chuẩn phong thủy sẽ mang đến nhiều sự tốt đẹp cho gia chủ đặc biệt là sự thăng tiến trong sự nghiệp.

Bậc tam cấp cầu thang

Bậc tam cấp cầu thang

Cách tính bậc tam cấp cầu thang 

Bậc tam cấp được xây dựng dựa trên nguyên tắc Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Chúng được thiết kế với các bậc số lẻ như 3, 5, 7, 9,… Đặc biệt khi chúng rơi vào chữ Lão sẽ rất tốt, mang lại nhiều may mắn cho gia chủ. Tuy nhiên, không nên xây dựng bậc tam cấp theo số chẵn: 2, 4, 6, 8,…

Bởi vì theo quan niệm ngày xưa, số lẻ tượng trưng cho cho người dương còn số chẵn tượng trưng cho người âm. Do đó, việc xây dựng bậc tam cấp theo số chẵn hay số lẻ là rất quan trọng để cầu thang được chuẩn phong thủy.

Xây dựng bậc tam cấp chuẩn phong thủy

Trước hết bạn cần xác định số lượng bậc tam cấp cần xây dựng là bao nhiêu để làm bậc thềm nhà đảm bảo phong thủy. Căn cứ từ độ cao mặt đất đến nền hay hiên nhà cần xem xét một cách chính xác để có thể xây dựng bậc thích hợp.

Dưới đây là cách tính bậc tam cấp cầu thang chuẩn xác nhất, đúng phong thủy, cụ thể gồm:

Sân và bậc 1 của bậc tam cấp được thiết kế ngang nhau

Trường hợp này rất là hy hữu bởi nó chỉ có thể xảy ra khi sân nhà bị lõm sâu xuống so với thiết kế sàn nhà. Trong trường hợp này chỉ có 2 bậc thềm được nối ở giữa.

Nhà và bậc thang tam cấp thứ 3 ngang nhau

Trường hợp này xuất hiện phổ biến tại các công trình nhà ở. Khi nhà và bậc tam cấp thứ 3 có thiết kế ngang nhau thì ta không thể tính đó là một bậc bình thường được. Với trường hợp này thì bậc tam cấp chỉ còn lại 2 cái. 

Cách tính bậc tam cấp cầu thang dựa trên quy luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử

Thông thường, người ta tính bậc thềm nhà thường dựa trên quy luật sinh – lão – bệnh – tử. Thế nhưng cách tính bậc tam cấp cầu thang cũng phải đảm bảo các nguyên tắc để đảm bảo yếu tố phong thủy, cụ thể như sau:

Bậc thềm đầu tiên tương ứng với Sinh ở sân là hợp lý nhất. Tiếp đến, bạn có thể dễ dàng tính tiếp được các bậc tiếp theo là 1 – Lão. Bậc tam cấp thứ 2 là bệnh, bậc 3 cuối cùng sẽ là Tử.

Cách tính bậc tam cấp cầu thang

Cách tính bậc tam cấp cầu thang

Phần lớn mọi người đều có quan điểm rằng, sân là nơi mọi người thường xuyên qua lại, nơi không thể gọi là tử mà phải gọi là sinh để chuẩn xác. Chính vì thế khi chúng ta đã xác định được sân tương ứng với sinh thì bạn có thể dễ dàng sắp xếp các bậc tiếp theo như chúng tôi đã nói ở trên.

Tuy nhiên cần lưu ý gia chủ cần cân nhắc thật kỹ và tính toán trước khi xây dựng bậc tam cấp. Những điều gia chủ cần lưu ý đó là:

  • Bậc tam cấp nên xây dựng theo quy luật tam sinh: Thiên – Địa – Nhân.
  • Bậc tam cấp cầu thang cũng có thể xây dựng theo ngũ hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.
  • Bậc tam cấp được xây dựng theo quy luật: Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Bậc cuối cùng trong thềm phải là sinh hoặc lão để có thể mang đến nhiều may mắn và tài lộc.
  • Số bậc được xây dựng phải đảm bảo luôn là số lẻ theo bất kỳ trường hợp, hình thức này.

Kích thước bậc tam cấp cầu thang 

Để có được mẫu thiết kế bậc tam cấp cầu thang đảm bảo tính thẩm mỹ thì gia chủ cần chú trọng đến chiều cao, chiều dài và chiều rộng của bậc thềm để có thể tạo nên một sự cân đối cho căn nhà.

Bậc tam cấp cầu thang đẹp

Bậc tam cấp cầu thang đẹp

Tuy nhiên việc thiết kế kích thước bậc tam cấp sao cho phù hợp lại không hề dễ dàng với gia chủ. Dưới đây là các thông số kích thước thiết kế bậc tam cấp cầu thang tiêu chuẩn.

  • Chiều cao bậc tam cấp cầu thang từ 16 đến 18 cm.
  • Chiều rộng bậc tam cấp từ 20 đến 30 cm.
  • Chiều dài bậc tam cấp sẽ được thiết kế linh hoạt dựa vào kích thước tổng thể của ngôi nhà.

Vừa rồi chúng tôi vừa cung cấp cho bạn thông tin về cách tính bậc tam cấp cầu thang chuẩn phong thủy. Mong rằng với những thông tin trên có thể giúp ích được cho bạn, giúp bạn có được chiếc cầu thang như ý.

Cầu thang bay bằng gỗ

Cầu thang bay là gì? Ưu nhược điểm mẫu cầu thang này là gì?

Cầu thang thẳng, cầu thang tròn hay cầu thang xoắn là những mẫu thiết kế cầu thang quen thuộc với mọi người. Những đối với cầu thang bay thì đây là mẫu cầu thang không được nhiều gia đình biết đến và lựa chọn vì nó còn tồn tại khá nhiều khuyết điểm. Đặc biệt là không an toàn cho những gia đình có người già và trẻ nhỏ. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể hơn về cầu thang bay.

Cầu thang bay là gì?

Cầu thang bay được xem là một loại cầu thang xương cá bởi vì cấu tạo vô cùng độc đáo, ấn tượng và thu hút mọi ánh nhìn của khách khi tới chơi nhà.

Loại cầu thang này có cấu tạo vô cùng đơn giản chỉ gồm một vai được đặt cố định vào sát tường và một bên còn lại thì để tự do.

Cầu thang bay

Cầu thang bay

Cấu tạo của cầu thang bay

Cầu thang bay gồm 3 bộ phận chính, cụ thể là:

  • Khung xương: Khung xương của cầu thang bay được cấu tạo một bên cố định vào trong tường và bên còn lại được để tự do.
  • Bậc thang: Bậc thang của cầu thang bay thường được thiết kế bằng sắt U dưới dạng hộp vuông và được bọc bên ngoài bằng thành phần gỗ lim nam phi dày khoảng 2cm.
  • Lan can: Đối với cầu thang bay thì đây chính là bộ phận được thiết kế rất đa dạng, đơn giản chỉ là dây cáp hay kính hoặc sắt,…

Cầu thang bay có mấy loại?

Nếu phân loại cầu thang theo chất liệu xương thì sẽ được chia làm 2 loại đó là:

  • Cầu thang bay làm bằng xương sắt thuần túy.
  • Cầu thang bay bê tông và sắt.
Cầu thang bay bằng gỗ

Cầu thang bay bằng gỗ

Nhưng nếu phân loại theo hệ thống sắt nâng bậc thì có 3 loại cầu thang bay: 

  • Cầu thang bay có bậc bằng sắt U: có thể là U chế hoặc U đúc.
  • Kết cấu nâng bậc làm bằng sắt hộp hoặc sắt U chế dnagj hộp.
  • Kết cấu nâng bậc làm bằng hộp dẹt chia ô.

Ưu và nhược điểm của cầu thang bay

Mỗi mẫu cầu thang đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng và cầu thang bay cũng vậy, chúng ta sẽ đi tìm hiểu kỹ về ưu và nhược điểm của loại cầu thang này nhé.

Ưu điểm

  • Tính thẩm mỹ cao: Đây chính là ưu điểm vượt trội của mẫu cầu thang này. Cầu thang bay với những kết cấu vô cùng độc lạ sẽ tạo được điểm nhấn, và gây được ấn tượng mạnh đối với nhwungx vị khách đến chơi nhà cũng như người sử dụng. Mẫu cầu thang này ẩn chứa một vẻ đẹp rất hiện đại và mới lạ.
  • Dễ dàng vệ sinh, chùi rửa: Bởi vì mẫu cầu thang này không có các khe hay kẽ gây khó khăn khi chùi. Bên cạnh đó, bộ phận lan can được thiết kế rất đơn giản và thông thoáng nên có thể chùi rửa, vệ sinh.
  • Thời gian thi công nhanh chóng: Bởi vì thành phần chính là sắt nên thi công rất nhanh chóng, trong vòng 15 ngày là đã được hoàn thiện nhờ vậy có thể giúp gia chủ tiết kiệm được thời gian thi công đáng kể.
Cầu thnag bay mang vẻ đẹp độc đáo

Cầu thnag bay mang vẻ đẹp độc đáo

Nhược điểm

  • Với cấu tạo cầu thang chỉ có một bên chịu lực vì vậy sẽ dẫn đến tình trạng bị rung lắc nếu không được thi công đúng kỹ thuật.
  • Mẫu cầu thang này sẽ nguy hiểm đối với trẻ nhỏ và người già khi di chuyển lên cầu thang. Bởi khoảng trống, không dầm sẽ khiến cho bước chân dễ bị hụt nếu không cẩn thận.
  • Cầu thang bay đòi hỏi khi thi công khó phức tạp, yêu cầu thợ thi công phải có tay nghề cao và kinh nghiệm dồi dào. Nếu không cầu thang sẽ dễ bị nứt vỡ hoặc nghiêm trọng hơn là bậc cầu thang bị rơi trong quá trình sử dụng.
  • Chi phí xây dựng cao hơn những mẫu cầu thang khác.
  • Đây là mẫu cầu thang thường thiết kế cho những công trình mới, ít khi lắp đặt cho công trình cũ vì có thể ohaanf tường không đáp ứng yêu cầu chịu lực.

Quy trình thi công cầu thang bay đúng chuẩn kỹ thuật

Bởi cầu thang bay có những kiến trúc độc đáo yêu cầu sự tính toán cẩn thận và tỉ mỉ để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

Bước 1: Xác định vị trí đặt cầu thang theo không gian của từng ngôi nhà

Bước 2: Theo bản vẽ kỹ thuật đã chuẩn bị, tiến hành xây tường theo các đường chéo và độ nghiêng của cầu thang, dùng thước đo lại một lần nữa.

Bước 3: Bắt đầu cố định thanh U vào tường bằng các đoạn sắt 10-12, sau đó kiểm tra kỹ độ nghiêng và độ phẳng của thanh U cố định vào tường.

Bước 4: Bước đổ bê tông và bắt đầu cố định các thanh chữ U.

Bước 5: Tìm bước trên thanh chữ U đã chuẩn bị và đánh dấu nó bằng một công cụ đặc biệt.

Bước 6: Hàn các bậc lại với nhau bằng 3 dải hình hộp, thiết kế chiều rộng bậc thang không quá 1m

Bước 7: Cố định cầu thang trên dải có đánh dấu chữ U. Sau khi các mối hàn chín, kiểm tra lại các mối hàn có đạt yêu cầu hay không, dùng dụng cụ đo chiều cao của các bậc thang xem có giống trong hình không.

Bước 8: Sơn chống rỉ trên các mối hàn

Bước 9: Giai đoạn trang trí và hoàn thiện

Cầu thang bay đẹp

Cầu thang bay đẹp

Vừa rồi chúng tôi vừa cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về cầu thang bay. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn lựa chọn được cho không gian sống của mình một mẫu cầu thang thích hợp. Chúc bạn sở hữu được mẫu cầu thang như ý muốn của mình.

Tuyển tập vách ngăn cầu thang phong thủy phổ biến nhất

Hiện nay các mẫu vách ngăn cầu thang đã trở thành sản phẩm rất quen thuộc trong thiết kế nội thất. Quan sát nhiều ngôi nhà đặc biệt là những căn hộ chung cư bạn có thể thấy được vách ngăn cực kỳ đẹp và ấn tượng. Vượt lên trên giá trị về thẩm mỹ dòng sản phẩm này mang lại rất nhiều công dụng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về vách ngăn cầu thang trong bài viết ngày hôm nay nhé.

Vách ngăn cầu thang phong thủy là gì?

Vách ngăn cầu thang chính là tấm vách được dùng để phân chia khu vực cầu thang với các khu vực khác trong nhà hay văn phòng làm việc,… Vách ngăn cầu thang không những giúp che đi những khuyết điểm mà sản phẩm này còn giúp tạo điểm nhấn cho ngôi nhà hay không gian làm việc thêm sang trọng, trẻ trung. Hơn nữa, vách ngăn cầu thang phong thủy còn giúp gia chủ thêm may mắn, thuận lợi về sức khỏe và đem đến một không gian sống thôn thoáng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn nhé.

Vách ngăn cầu thang

Vách ngăn cầu thang

Vì sao nên lựa chọn sử dụng vách ngăn cầu thang?

Bởi những ưu điểm vượt trội mà vách ngăn cầu thang được nhiều gia chủ lựa chọn sử dụng hiện nay, cụ thể như sau:

Tăng tính thẩm mỹ 

Những mẫu nhà thiết kế theo phong cách hiện đại thường có sự tô điểm của những vách ngăn cầu thang. Đây chính là một trong những phụ kiện trang trí nội thất cực kỳ hiệu quả cho không gian sống của nhà bạn. Đặc biệt là với những căn nhà phố có diện tích vừa phải, các phòng có sự kết nối với nhau qua khu vực cầu thang. Sản phẩm giúp tạo nên sự độc đáo cho không gian nhà ở, mang đến một vẻ đẹp cũng như điểm nhấn nổi bật, đặc biệt ấn tượng.

Tối ưu diện tích không gian

Cầu thang chính là khu vực kết nối các tầng, các phòng với nhau. Vì vậy khi sử dụng vách ngăn cầu thang giữa không gian phòng khách và không gian phòng bếp sẽ giúp phân chia 2 khu vực này. Chính vì đó sẽ giúp tối ưu về không gian, giúp tiết kiệm diện tích cho ngôi nhà.

Ngoài ra, vách ngăn còn giúp tạo ra được sự riêng tư cần thiết giữa các khu vực. Nhờ đó mà bạn có thể thaoir mái sử dụng cho các khu vực chuyên biệt. đảm bảo tốt nhất công năng của từng phòng.

Tạo không gian thông thoáng, thoải mái

Việc sử dụng vách ngăn cầu thang tự nhiên trong xây dựng và thiết kế nhà ở đã trở thành xu hướng nội thất hiện nay. Thay vì sử dụng những bức tường chắc kín đáo thì việc tận dụng sự tự nhiên từ vách ngăn sẽ mang lại nhiều ưu điểm hơn đặc biệt phải nói đến là sự thông thoáng và thoải mái. Nhờ có phụ kiện trang trí mà các không gian có sự lưu thông không khí giúp tạo nên sự thoải mái cho các thành viên trong gia đình.

Vách ngăn cầu thang tạo sự thông thoáng

Vách ngăn cầu thang tạo sự thông thoáng

Sử dụng vách ngăn để giải quyết vấn đề phong thủy

Xét theo yếu tố phong thủy, nhiều kiến trúc sư đã tư vấn cho các gia đình tạo sự thông thoáng vfa kết nối không gian giữa các khu vực đặc biệt là phòng khách và gian bếp. Việc bố trí những bức tường cứng nhắc, kín dường như không còn được ưa chuộng mà thay vào đó là sử dụng vách ngăn cầu thang để tạo ra những khoảng trống không gian chắc chắn và thông thoáng. Đây không chỉ là một ý tưởng thiết kế thông minh mà còn có thể giải quyết được những khuyết điểm trong thiết kế.

Đặc biệt hơn nó còn là một gợi ý hay để cải thiện, hóa giải một số vấn đề phong thủy mà không làm phá vỡ kiến trúc tổng thể của ngôi nhà. Có thể nói đây chính là một bức vách chắn phong thủy rất hữu hiệu.

Dễ dàng thi công và lắp đặt

Vách ngăn cầu thang có trọng lượng nhẹ nên việc lắp đặt rất dễ dàng. Quá trình vận chuyển cũng dễ dàng. Hơn nữa đây cũng chính là phương án phân chia giữa các khu vực trong nhà bạn một cách tối ưu chi phí.

Độ bền cao

Ngoài những ưu điểm vượt trội đã kể trên, vách ngăn cầu thang còn được đánh giá cao về độ bền. Sản phẩm có tuổi thọ có thể lên đến vài chục năm với tính năng chống ẩm mốc, mối mọt và cong vênh tốt.

Dễ dàng vệ sinh

Một ưu điểm lớn khiến vách ngăn cầu thang ngày càng được nhiều khách hàng lựa chọn là việc vệ sinh diễn ra rất thuận và dễ dàng. Bạn có thể làm sạch các vết bẩn dễ dàng bằng khăn ẩm. Vệ sinh vách ngăn hằng ngày cũng vô cùng đơn giản.

Các kiểu vách ngăn cầu thang phong thủy phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay, có thể đáp ứng được nhu cầu cũng như khả năng tài chính của người tiêu dùng, trên thị trường đã xuất hiện nhiều loại vách ngăn cầu thang phong thủy với nhiều chất liệu và giá tiền. Dưới đây sẽ là những mẫu cầu thang phong thủy đẹp mà bạn có thể tham khảo.

Vách ngăn cầu thang phong thủy bằng gỗ

Là một trong những dòng sản phẩm được ưa chuộng nhất trong thiết kế nội thất hiện nay. Vách ngăn gỗ kiểu này có những ưu điểm vượt trội, như thay thế những bức tường buồn tẻ hay những vách ngăn phòng đơn điệu.

Vách ngăn cầu thang gỗ được coi là loại vách ngăn phù hợp với mọi kiểu không gian vừa mang đến không gian thoáng mát vừa giúp lưu thông không khí và ánh sáng tốt khắp căn phòng.

Trong đó, vách ngăn gỗ là một trong những giải pháp hợp lý giúp tiết kiệm diện tích.

Một số loại gỗ tự nhiên có thể làm vách ngăn như gỗ gụ, gỗ sồi,… Thông thường vách ngăn cầu thang gỗ này được làm nguyên khối hoặc dạng cột.

Vách ngăn cầu thang bằng gỗ

Vách ngăn cầu thang bằng gỗ

Vách ngăn cầu thang CNC

Vách ngăn cầu thang phong thủy CNC là vách ngăn được làm dựa trên máy cắt CNV, chất liệu chính của vách ngăn này thường là sắt, kính, gỗ sồi hoặc nhựa tổng hợp… Về trang trí, các chi tiết hoa văn được thiết kế rất bắt mắt và chi tiết. Đồng thời, vách ngăn cầu thang CNC giúp tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất.

Vách ngăn CNC cũng sử dụng công nghệ cao hiện đại, cho phép gia chủ lựa chọn màu sắc, hoa văn, kiểu dáng, phong thủy phù hợp với mọi không gian theo ý thích của mình.

Vách ngăn CNC

Vách ngăn CNC

Vách ngăn cầu thang bằng kính

 Loại vách này được làm bằng kính sau đó được cắt bằng máy CNC. Chất liệu kính mang đến nét thẩm mỹ hiện đại và phù hợp với nhiều không gian nội thất khác nhau. Đặc biệt, giá vách ngăn kính cũng có nhiều hạng khác nhau đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Vách ngăn cầu thang bằng kính

Vách ngăn cầu thang bằng kính

Vách ngăn cầu thang dây cáp treo

Loại vách ngăn dây cáp treo là một trong những kiểu dáng mới, hiện đại. Dây cáp chủ yếu được làm bằng kim loại hoặc thép không gỉ bọc nhựa, giúp sản phẩm bền, chắc và an toàn cho người sử dụng.

Đây là sản phẩm hoàn hảo cho nội thất tối giản và hiện đại, mang đến cho không gian vẻ thẩm mỹ đầy mê hoặc.

Vách ngăn cầu thang dây cáp treo độc đáo

Vách ngăn cầu thang dây cáp treo độc đáo

Vừa rồi chúng tôi vừa cung cấp cho bạn nhwungx thông tin cơ bản về vách ngăn cầu thang. Mong rằng với những thông tin trên có thể giúp bạn lựa chọn được mẫu vách ngăn cầu thang phù hợp nhất cho không gian sống của gia đình mình.

Số đo chuẩn của chiều dài và chiều rộng bậc cầu thang

Cách chia bậc cầu thang đơn giản, dễ hiểu

Khi nói đến yếu tố nội thất trong nhà, mọi người thường không mấy chú ý đến cầu thang. Tuy nhiên nó không chỉ là xương sống để kết nối giữa tầng trên và tầng dưới mà nó còn được xem là dòng chảy của nguồn năng lượng và sinh khí lưu thông trong nhà. Từ đó sẽ mang đến vận may cho gia đình, tránh những rủi ro hiểm họa. Vì vậy để tạo ra một chiếc cầu thang vừa đảm bảo yếu tố phong thủy vừa đảm bảo tính thẩm mỹ là một điều quan trọng. Bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn đọc các chia bậc cầu thang đơn giản, dễ hiểu nhất hiện nay.

Vì sao nên chú ý đến cách chia bậc cầu thang 

Nhiều người không quá quan tâm đến cách chia bậc cầu thang khi xây dựng nhà cửa. Tuy nhiên, để tạo nên vẻ đẹp trong thiết kế nhà và vẻ đẹp phong thủy thì cần đặc biệt chú ý đến số bậc cầu thang. Do đó, việc thiết kế cầu thang cần phải đảm bảo các nguyên tắc về kích thước, hướng bố trí, tính thẩm mỹ của cầu thang. Đây chính là yếu tố góp phần tăng điểm nhấn và tính hoàn thiện cho không gian ngôi nhà.

Cách chia bậc cầu thang chuẩn

Cách chia bậc cầu thang chuẩn

Nếu chúng ta bỏ qua việc tính toán bậc cầu thang sẽ dẫn đến những trường hợp sau:

  • Nếu các bậc cầu thang được chia kích thước không đều, quá cao hoặc quá thấp thì sẽ dẫn đến sự khó chịu cho mỗi lần bước. Nó ảnh hưởng đến di chuyển và sinh hoạt của mọi người trong gia đình.
  • Mặt bậc cầu thang quá hẹp hoặc quá rộng so với chiều cao bậc, gây cảm giác hụt chân, khó chịu.
  • Nếu chia số bậc phạm vào cung xấu trong phong thủy thì sẽ gặp nhiều tai ương, vận mệnh không tốt. Không thu hút được dòng sinh khí Tài – Lộc.

Cách chia bậc cầu thang chuẩn, đơn giản, dễ hiểu nhất hiện nay

Cách chia bậc cầu thang theo mét dài

Ngày nay, kinh tế của người dân ngày càng tăng cao dẫn đến nhu cầu tận hưởng của mọi người cũng tăng. Do vậy, những căn hộ, ngôi nhà cao tầng mọc lên khá nhiều. Hơn nữa, cầu thang không chỉ là phương tiện di chuyển từ tầng này sang tầng khác mà còn là nơi để trang trí cải tạo và tạo điểm nhấn cho không gian sống của bạn.

Với mỗi không gian khác nhau sẽ sử dụng các loại cầu thang khác nhau có cấu tạo và hình dáng cũng như kích thước khác nhau. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn cách chia bậc cầu thang theo mét dài, để bạn có được một thiết kế cầu thang hợp lý, đẹp và sang trọng trong chính ngôi nhà mình.

Cách tính số bậc cầu thnag theo mét dài

Cách tính số bậc cầu thnag theo mét dài

Đầu tiên là chiều dài và chiều rộng của cầu thang phải được tính toán dựa trên độ cao của tầng. Những công thức đơn giản bạn có thể dùng để xác định tỷ lệ của bậc thang là:

  • Chiều cao X chiều rộng : 70 đến 75 in – xơ
  • Chiều cao X chiều rộng : 17 đến 17 1/2 in – xơ
  • Chiều cao X chiều rộng : 24 đến 25 in – xơ

Từ sooa đo các bậc thang mà ta có thể tính toán được chiều dài tổng thể của cầu thang. Hiện nay, trong kiến trúc nhà ở dân dụng, cầu thang thường rộng từ 0,9m đến khoảng 1,2m. Còn chiều cao của bậc cầu thang sẽ rơi vào khoảng 150 – 180mm, bề rộng mặt cầu thang tương ứng khoảng 240 – 300mm.

Đây là những kích thước tiêu chuẩn trong cách chia bậc cầu thang theo chiều dài, đảm bảo cho người dùng đi lại thoải mái, không bị mất sức. Ngoài ra, còn giúp gia tăng vận khí cho gia chủ.

Cách chia bậc cầu thang theo chiều cao tầng

Để có được phương án thiết kế và thi công cầu thang chính xác, khoa học nhất, bên cạnh cách chia bậc cầu thang theo mét dài thì cách tính bậc cầu thang theo chiều cao của tầng cũng cần được đặc biệt lưu ý.

Khi tính bậc cầu thang theo chiều cao tầng thông thường có hai cách tính được áp dụng là: dựa vào các yếu tố phong thủy và dựa theo tiêu chuẩn chiều cao của bậc cầu thang cụ thể như sau:

Cách chia số bậc cầu thang theo tiêu chuẩn chiều cao bậc cầu thang

Khi chia bậc cầu thang theo công thức này ta có công thức như sau:

Số bậc cầu thang = Chiều cao của tầng : Chiều cao bậc thang

Kích thước cầu thang phù hợp nhất sẽ rơi vào 15cm – 18cm. Chúng ta có thể lấy luôn chiều dài này áp dụng vào kết quả. Tuy nhiên, khi làm tròn kết quả thì số bậc cầu thang nên lấy sao cho phù hợp để có thể mang lại tài lộc, may mắn cho gia đình và tránh những xui rủi, vận hạn không đáng có.

Số đo chuẩn của chiều dài và chiều rộng bậc cầu thang

Số đo chuẩn của chiều dài và chiều rộng bậc cầu thang

Trong các công trình cơ cấu, chiều cao của bậc thang thường dùng là 14cm – 20cm, tương ứng với độ dốc vào hồi là 20 – 450. Độ cao tương đối hợp lý của các bậc thang thường là 15cm – 18cm và chiều rộng sẽ là 24cm – 30cm.

trong trường hợp làm cầu thang nhưng có người qua lại ít thì chúng ta có thể cân nhắc làm cầu thang dốc hơn một chút nhưng vẫn đảm bảo h/b = 170/260mm (h: là chiều dài bậc thang; b là chiều rộng bậc thang) thì độ dốc sẽ là 330, nếu độ dốc đạt tới h/b = 175/250mm thì độ dốc sẽ bằng 350. Ở những trường hợp đặc biệt thì độ dốc có thể lên tới 450 và h/b = 200/200mm.

Cách chia bậc thang dựa theo yếu tố phong thủy

Đối với cách chia bậc thang dựa theo yếu tố phong thủy này thì chúng ta có thể dựa theo cung, mệnh của chủ nhà. Tuy nhiên cách chia bậc cầu thang đơn giản nhất đó chính là chia theo quy luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Cụ thể hơn sẽ là chia bậc cầu thang sao cho bậc cuối cùng rơi vào cung Sinh. Đây chính là cung biểu tượng cho sự khởi phát, mang ý nghĩa dồi dào năng lượng, sinh lực.

Chia bậc cầu thnag theo quy luật Sinh - Lão - Bệnh - Tử

Chia bậc cầu thnag theo quy luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử

Và với chiều cao quy định của nhà phố hiện nay thông thường số bậc cầu thang của các bậc sẽ rơi vào 17, 21 hay 25 bậc.

Trong thiết kế những người kiến trúc sư kinh nghiệm họ sẽ có những công thức tính độ cao và độ rộng của các bậc phức tạp để có thể tính ra số liệu phù hợp nhất. Tuy nhiên, để đơn giản hóa các bạn chỉ cần lấy chiều cao tầng sau đó chia cho số bậc sẽ ra chiều cao từng bậc.

Lưu ý, độ cao của bậc thang phù hợp để bước chân được thoải mái sẽ rơi và từ 16cm – 18cm. Sau đó, khi đã tính được chiều cao từng bậc, ta sẽ tiếp tục tính độ rộng từng bậc, để bước chân được thoải mái thì độ rộng bậc phù hợp sẽ rơi vào từ 25cm đến 27cm.

Vừa rồi chúng tôi vừa cung cấp cho bạn những thông tin về cách chia bậc cầu thang. Hy vọng với những thông tin bổ ích này có thể giúp bạn có thêm kiến thức để có thể thiết kế ra một chiếc cầu thang vừa đảm bảo tính an toàn mà vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ; hơn nữa còn phù hợp với phong thủy.

Ccahs tính số bậc cầu thnag theo quy luật sinh - lão - bệnh - tử

Giải đáp thắc mắc: Cầu thang 11 bậc có tốt không?

Cầu thang là thiết bị nội thất quan trọng và rất thân thuộc với mọi nhà. Hiện nay, cầu thang không chỉ đơn thuần là một lối di chuyển qua lại giữa các không gian hay các tầng trong ngôi nhà nữa, mà nó trở thành một điểm nhấn, một trong những kiến trúc để tạo nên được tổng thể một không gian sống đẹp. Ngoài ra, yếu tố phong thủy cũng là yếu tố không thể bỏ qua của các gia chủ khi quyết định làm cầu thang cho ngôi nhà của mình nhằm vun vén vận khí tốt. Vậy cầu thang 11 bậc có tốt không? Và cầu thang bao nhiêu bậc là hợp phong thủy nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé.

Cách bố trí số bậc cầu thang

Cầu thang chính là phương tiện giao thông theo chiều đứng, dùng để di chuyển tới các không gian hay sàn nên có độ cao thấp khác nhau. Theo phong thủy thì cầu thang chính là nơi động khí mạnh và liên tục để đưa thực khí lan tỏa khắp không gian ngôi nhà nên số bậc cầu thang đóng một vai trò quan trọng trong ý nghĩa phong thủy.

Chúng ta cần phải nắm được cách bố trí cầu thang để có thể giải đáp được thắc mắc cầu thang 11 bậc có tốt không.

Cầu thang 11 bậc có tốt không

Cầu thang 11 bậc có tốt không

Khi bố trí cầu thang chúng ta cần quan tâm 2 vấn đề cơ bản đó là: tiếp khí và dẫn khí. Phong thủy chia tính chất cầu thang thành 2 phần là động khẩu (tiếp khí) và lai mạch (dẫn khí).

Động khẩu thường sẽ được tính trong khoảng từ 1-3 bậc đầu tiên, số bậc còn lại và bao gồm cả thân thang và chiếu nghỉ là lai mạch. Đối với thang máy thì động khẩu chính là buồng thang tại mặt sàn, lai mạch là phần không gian của buồng thang chuyển lên các tầng. Nếu chuyển động thẳng đứng thì động khẩu và lai mạch là một. Khi bố trí cầu thang chúng ta cần chú ý đến tiếp khí trước rồi mới đến dẫn khí.

Cầu thang bao nhiêu bậc là hợp phong thủy

Cầu thang bao nhiêu bậc là hợp phong thủy

Bố trí động khẩu

Để có phong thủy chuẩn nhất thì phần động khẩu phải được bố trí ở vị trí của cung phong thủy tốt nhất, có khí tốt nhất. Theo hướng vượng khí vào nhà, kết cấu ngôi nhà, tuổi của gia chủ, có 3 cách bố trí như sau: 

  • Phép tiến mạch: nhà có bố trí cầu thang ở phía trong cùng, phía sau, phía khuất; phần động khẩu phải sử dụng ít nhất 3 bậc hoàn toàn trong cung tốt mới có thể hút được cát khí cho lai mạch. 
  • Phép thừa khí: Đối với nhà ở nên đặt cầu thang ở phía ngoài nhà, thẳng với hướng nhà, sát với hướng cửa ra vào thì chỉ cần sử dụng 1 bậc trong cung tốt.
  • Phép khi mạch kiêm thu: đối với nhà bố trí cầu thang ở giữa, không trực tiếp hướng ra cửa, cần sử dụng 2 bậc ở vị trí tốt (một bậc để đón khí, một bậc để chuyển mạch).

Bố trí lai mạch

Phần lai mạch không quá quan trọng khi bố trí cầu thang, vì lai mạch cầu thang có xu hướng chạy rất dài nên ít khi đặt hoàn toàn được trong cung tốt. Xem xét vị trí của cầu thang tốt hay xấu là nằm ở vị trí của phần động khẩu là chủ yếu.

Cách tính số bậc cầu thang phổ biến

Với câu hỏi là cầu thang 11 bậc có tốt không hay bao nhiêu bậc thang thì sẽ có ý nghĩa phong thủy tốt thì chúng ta sẽ dựa vào cachs tính số bậc cầu thang để có thể biết được câu trả lời. Dưới đây sẽ là 2 cách tính số bậc cầu thang mà được áp dụng nhiều nhất hiện nay.

Tính số bậc cầu thang theo vòng Trường sinh

Trong phong thủy, vòng trường sinh được biết đến là 12 sao thể hiện 12 giai đoạn bắt đầu từ quá trình sinh trưởng, tồn tại, phát triển và kết thúc của vạn vật. Đây chính là quy luật mà mọi sinh vật phải tuân theo.

Các vận thế cát – hung của 12 giai đoạn của vòng Trường sinh trong phong thủy như sau:

 

STT Giai đoạn Ý nghĩa Điềm
1 Trường sinh (Sinh ra) Giai đoạn vạn vật bắt đầu sinh sôi nảy nở Vượng
2 Mộc dục (tắm rửa) Vạn vật bắt đầu nhô lên và sống độc lập, con người như trẻ nhỏ có thể tự tắm rửa Vượng
3 Quan đới (phát triển) Trưởng thành, rèn luyện, kiến lập công danh thành tựu Vượng
4 Lâm quan (trưởng thành) Giai đoạn thịnh vượng, tài năng được công nhận Rất vượng
5 Đế vượng (cực thịnh) Muôn vật chín muồi, phát triển cực thịnh, hoàn thiện đầy đủ về thể chất, tinh thần, trí tuệ, tài năng Rất vượng
6 Suy (Suy yếu) Dấu hiệu già cỗi và suy nhược Xấu
7 Bệnh (ốm đau) Sự lão hóa bắt đầu dẫn đến sự suy thoái của các cơ quan, kéo theo bệnh tật Xấu
8 Tử (chết) Kết thúc quá trình phát triển Rất xấu
9 Mộ (Nhập mộ) Giống như sau khi mất đi, con người quay lại với đất Rất xấu
10 Tuyệt (tan rã) Thể xác phân hủy, không còn hình hài ban đầu Rất xấu
11 Thai (phôi thai) Vạn vật được thụ thai, hấp thụ khí chất âm dương ngũ hành để hình thành sự sống Trung bình
12 Dưỡng (thai trưởng) Chuẩn bị chào đời Trung bình

 

Khi áp dụng vòng Trường sinh để chia bậc cầu thang thì quy ước như sau: 

  • Nhà hình Thủy bậc thứ 1 sẽ là Trường sinh
  • Nhà hình Mộc bậc thứ 3 sẽ là Trường sinh
  • Nhà hình Thổ bậc thứ 5 sẽ là Trường sinh
  • Nhà hình Hỏa bậc thứ 7 sẽ là Trường sinh
  • Nhà hình Kim bậc thứ 9 sẽ là Trường sinh
Cách tính số bậc cầu thang

Cách tính số bậc cầu thang

Từ bậc trường sinh theo ngũ hành của ngôi nhà, ta đếm mỗi bậc là một sao kế tiếp trong vòng Trường Sinh, hết 12 sao lại  đếm một vòng mới. Từ đó có thể dễ dàng tính được số bậc cầu thang phù hợp như sau::

  • Nhà hình Thủy thì số bậc nên dùng là: 1, 3, 4, 5, 9, 11, 13, 15, 16, 17, 21, 23,…
  • Nhà hình Mộc thì số bậc nên dùng là: 1, 3, 5, 6, 7, 11, 13, 15, 17, 18, 19, 23, 25,…
  • Nhà hình Thổ thì số bậc nên dùng là: 1, 3, 5, 7, 8, 9, 13, 15, 17, 19, 20, 21, 25, 27,…
  • Nhà hình Hỏa thì số bậc nên dùng là: 3, 5, 7, 9, 10, 11, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 27,…
  • Nhà hình Kim thì số bậc nên dùng là: 1, 5, 9, 11, 12, 13, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 25,…

Từ những thông tin đã cung cấp ở trên thì gần như bạn đã trả lời được câu hỏi cầu thang 11 bậc có tốt không. Ngoại trừ nhà hình Thổ thì các loại nhà có hình khác đều có thể áp dụng được 11 bậc cầu thang.

Cách tính số bậc cầu thang theo quy luật Sinh- lão- bệnh- tử

Quy luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử ,cung gần như vòng Trường sinh nhưng theo một cách rút ngắn hơn. Quy luật này cũng thể hiện quy luật vòng đời của vạn vật.Đây là cách tính mà ông cha ta đã áp lực khá lâu và có thể nói là phổ biến hơn cách tính theo vòng Trường sinh.

Cách tính này khá đơn giản, quy ước bậc cầu thang đầu tiên tương ứng với cung Sinh và sau đó sẽ đếm lần lượt cho đến bậc thang cuối cùng. Theo cách tính này thì nếu bậc cuối cùng rơi vào cung Sinh thì sẽ mang lại may mắn, hạnh phúc cho gia đình. Còn nếu rơi vào lão – bệnh – tử thì đây chính là điểm không may mắn cho gia đình.

Ccahs tính số bậc cầu thnag theo quy luật sinh - lão - bệnh - tử

Ccahs tính số bậc cầu thnag theo quy luật sinh – lão – bệnh – tử

Giải đáp: Cầu thang 11 bậc có tốt không?

Thông qua 2 cách tính trên thì chúng ta đã có câu trả lời cho câu hỏi cầu thang 11 bậc có tốt không.

Nếu tính theo vòng Trường sinh thì bậc 11 tốt hầu hết với các loại hình nhà trừ loại nhà hình Thổ. Còn nếu tính theo quy luật sinh – lão – bệnh – tử thì bậc 11 rơi vào cung bệnh – đây lại là điềm không tốt trong phong thủy.

Như vậy, cầu thang 11 bậc có tốt hay không còn phụ thuộc quan niệm và cách tính của mỗi người. Tuy nhiên trong những trường hợp không thể đáp ứng được điều kiện để bậc cuối rơi vào cung tốt nhất cũng không nên quá khiên cưỡng.

Vừa rồi chúng tôi đã cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin về số bậc cầu thang bao nhiêu là hợp phong thủy và giải đáp thắc mắc cho một số quý bạn đọc về câu hỏi cầu thang 11 bậc có tốt không. Chúng tôi mong rằng với những thông tin trên có thể giúp bạn tính được số bậc cầu thang phù hợp với không gian sống của mình nhất.

Hướng nhà Đông Nam đón ánh nắng mặt trời

Tìm hiểu: Hướng nhà Đông Nam có tốt không?

Hướng nhà Đông Nam có tốt không là câu hỏi được khá nhiều người đặt ra. Hướng Đông Nam là hướng được ảnh nắng buổi sáng chiếu vào mặc dù không mạnh như hướng Đông. Tuy nhiên, do là hướng mặt trời mọc lên nên hướng Đông Nam có ý nghĩa như các vật đang từ từ phát triển, thể hiện cho sự sinh sôi và nhiều ý nghĩa tốt. Vậy hướng nhà Đông Nam có tốt với tất cả mọi người? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bây giờ nhé.

Hướng nhà Đông Nam trong phong thủy

Hướng nhà Đông Nam theo sao Bát Trạch Vương Tinh là sao chủ hướng về tài lộc và may mắn. Những gia chủ sở hữu ngôi nhà hướng này thường được quý nhân phù trợ, nhiều cơ hội về tiền bạc, may mắn trong kinh doanh mang lại nhiều thắng lợi và sự nghiệp thăng tiến. Những người sống ở hướng nhà Đông Nam luôn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, ít khi có mâu thuẫn, cãi vã,… Bởi trong phong thủy hướng nhà Đông Nam mang những ý nghĩa tốt như vậy nên được rất nhiều người lựa chọn.

Hướng nhà Đông Nam

Hướng nhà Đông Nam

Hướng nhà Đông Nam có tốt không?

Theo phong thủy, hướng nhà Đông Nam mang lại rất nhiều điều may mắn, tốt đẹp cho gia chủ. Tuy nhiên nó có tốt và phù hợp với tất cả mọi người hay không? Hãy cùng tìm hiểu một cách cụ thể nhé.

Ảnh hưởng tới sức khỏe

Nếu bạn đang sở hữu một ngôi nhà hướng Đông Nam hợp với mệnh của mình hay không phạm phải những sai lầm trong phong thủy sẽ mang đến nguồn sinh khí dồi dào. Do đó, giúp gia chủ có sức khỏe dẻo dai. ít khi bị bệnh tật. 

Tuy nhiên, trong trường hợp ngược lại, nếu hướng nhà Đông Nam không hợp mệnh với gia chủ và thiết kế nhà phạm phải những sai lầm nghiêm trọng trong phong thủy thì gia chủ có thể luôn trong tình trạng mệt mỏi tinh thần, thể chất suy yếu, thường xuyên muộn phiền và trở nên cáu bẳn.

Hướng Đông Nam  mang lại may mắn cho gia đình

Hướng Nam tượng trưng cho sự phát triển của vạn vật, hướng Đông tượng trưng cho mặt trời mọc. Kết hợp, hướng Đông Nam mang đến sự bình yên, hòa thuận và yêu thương cho mọi thành viên trong gia đình. Về quan hệ láng giềng tốt đẹp, nhà ở hướng này có xu hướng biết cách đối nhân xử thế, nhường nhịn, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

Hướng nhà Đông Nam đón ánh nắng mặt trời

Hướng nhà Đông Nam đón ánh nắng mặt trời

Đối với nam giới độc thân xây nhà hướng Đông Nam, chủ nhân có xu hướng là người giao tiếp tốt và biết cách đối nhân xử thế. Là một phụ nữ độc thân khi là chủ nhân của hướng nhà Đông Nam, họ thường có tính cách ôn hòa và hấp dẫn, có sức hút, có thể dễ dàng tìm được bạn đời.

Ảnh hưởng đến cuộc sống

Đặc biệt với những nhà không hợp với hướng Đông Nam, gia chủ có xu hướng sống cuộc sống ăn chơi, hưởng thụ. Những người này không coi trọng gia đình, tình thân nên thường thiếu tình cảm, sự quan tâm, che chở của người thân, bạn bè. Đối với những thanh thiếu niên làm chủ nhà hướng Đông Nam, những người này thường bị thế giới bên ngoài cám dỗ, dễ sa vào cạm bẫy, đánh mất tương lai.

Bên cạnh đó, đối với những gia chủ đã có gia đình mà không hợp với hướng nhà Đông Nam thì cuộc sống vợ chồng thường xảy ra bất hòa, cãi vã, tranh chấp thậm chí dẫn đến ly hôn. Đối với người chưa kết hôn thì sẽ kết hôn muộn hoặc gặp phải trục trặc trước khi kết hôn.

Nhà hướng Đông Nam có mát không?

Hướng nhà Đông Nam là hướng đón ánh nắng mặt trời chiếu buổi sáng, do đây không phải là hướng mặt trời chiếu chính nên nắng nhẹ, không quá gắt. Ngoài ra, nhà hướng này còn tránh được gió mùa Đông Bắc mỗi khi mùa đông. Bởi mát về mùa hè, ấm về mùa đông nên đây chính là hướng nhà được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn.

Các tuổi hợp với hướng nhà Đông Nam

Theo quan niệm của Phong thủy, để biết nhà hướng Đông Nam hợp với mệnh gì, gia chủ cần xác định mình thuộc mệnh nào. Theo phong thủy, có hai nhóm chính:  Đông tứ mệnh và Tây tứ mệnh.

Khi sinh ra, con người ta có 9 số quái và các số được đánh dấu từ 1 đến 9.

  • Thuộc Đông tứ mệnh, quái số là: 1, 3, 4, 9.
  • Người chơi thuộc Tây tứ mệnh sẽ có các số quái sau: 2, 5, 6, 7, 8.
Nhà hướng Đông Nam hợp tuổi nào

Nhà hướng Đông Nam hợp tuổi nào

Cách xác định số quái trong phong thủy bạn có thể tham khảo như sau:

Bước 1: Lấy 2 chữ số cuối năm sinh âm lịch của bạn cộng lại, sau đó ước giản cho tới 1 chữ số (ví dụ bạn sinh năm 1992 thì lấy 9 + 2 = 11 rồi sau đó là 1 + 1 = 2 ta được số 2).

Bước 2: Lấy số vừa tính được

  • Nữ: Cộng thêm 5 vào số bạn vừa tìm thấy ở bước 1 (ví dụ: 5 + 2 = 7, vì vậy số quái vật của bạn là 7). Đối với những người sau năm 2000, hãy cộng thêm 6 vào số bạn vừa tìm thấy ở bước 1 nhé.
  • Nam: Lấy 10 trừ cho số tìm được ở bước 1 (ví dụ: 10-2 = 8, do đó số quái vật của bạn là 8). Đối với những người sinh sau năm 2000, hãy lấy số 9 trừ đi số vừa tìm được.

Hướng Đông Nam là hướng thuộc Đông tứ mệnh  vì vậy hướng nhà Đông Nam sẽ thích hợp với những người thuộc Đông tứ mệnh hay những người có quái số là: 1, 3, 4, 9.

Những điều cần lưu ý khi xây nhà hướng Đông Nam

Rất nhiều người lựa chọn hướng nhà Đông Nam để sinh sống bởi với mong muốn mang lại những điều tốt đẹp, bình an cho gia đình của mình. Theo các chuyên gia phong thủy cho rằng, xây nhà theo hướng Đông Nam hợp phong thủy cần đảm bảo những điều kiện sau:

  • Ngôi nhà ở phía Đông phải có nền cao hơn phía Tây.
  • Mặt tiền của ngôi nhà cần hướng ra nguồn nước sạch như sông, biển.
  •  Hướng Đông Nam không nên bị nhà cao tầng hay tường bao che chắn, trong nhà cần thông thoáng để không cản ánh nắng tự nhiên chiếu vào.
  •  Mặt tiền ngôi nhà cần đảm bảo diện tích bằng 1/3 tổng diện tích ngôi nhà.
Nhà hướng Đông Nam

Nhà hướng Đông Nam

Ngoài ra, trước khi xây nhà hướng Đông Nam, bạn cũng nên chú ý đến ngoại cảnh và tìm vị trí, phong thủy tốt nhất cho mình. Bạn cần tránh một số yếu tố khiến nhà hướng Đông không hợp phong thủy như:

  • Nhà hướng Đông Nam bị chắn bởi các bức tường lớn.
  • Nhà bị chắn bởi tường cao hoặc nhà cao tầng, hạn chế ánh sáng mặt trời.
  •  Nhà hướng Đông Nam đối diện với nguồn nước ô nhiễm, bẩn.
  • Thế đất lõm vào hướng Đông Nam.
  •  Nếu đặt nhà vệ sinh ở hướng Đông Nam của ngôi nhà là không hợp với phong thủy ngôi nhà.
  • Có hành lang hoặc ban công ở phía Đông của ngôi nhà.

Ngoài ra, xây nhà hướng Đông Nam cũng cần phải hợp tuổi và năm xây. Vì vậy, để chắc chắn là bạn sẽ sở hữu một ngôi nhà hướng đẹp với những yếu tố tốt thì bạn nên tham khảo những người thầy phong thủy.

Vừa rồi chúng tôi vừa giải đáp cho bạn những thắc mắc về hướng nhà Đông Nam có tốt hay không. Với những thông tin đã cung cấp ở trên, chúng tôi hy vọng bạn có thể sở hữu được một ngôi nhà hợp phong thủy và biết cách hóa giải nếu ngôi nhà của mình chưa được tốt về mặt phong thủy nhé.

Ánh sáng hài hòa

Giải đáp: Hướng nhà Đông Bắc có tốt hay không và những điều lưu ý cần biết

Trước khi chọn mua nhà hay xây dựng nhà ở thì việc lựa chọn hướng nhà luôn là yếu tố được xem xét kỹ lưỡng và cụ thể. Với mỗi gia chủ sẽ hợp với những hướng nhà khác nhau theo bản mệnh trong 4 phương 8 hướng. Bạn đang sở hữu một ngôi nhà hướng Đông Bắc hay đang có ý định lựa chọn hướng nhà Đông Bắc thì hãy cùng nhau tìm hiểu về phong thủy hướng nhà Đông Bắc nhé.

Ý nghĩa phong thủy hướng nhà Đông Bắc

Hướng Đông Bắc có phong thủy là Quái Cấn thuộc Thổ, tượng trưng cho sự giao thoa giữa ngày và đêm, âm và dương. Bởi vậy, việc lựa chọn hướng nhà Đông Bắc còn biểu thị cho sự thay đổi, đón nhận những điều mới mẻ, tốt đẹp hơn.

>> Dịch vụ xây nhà trọn gói

Hướng nhà Đông Bắc

Hướng nhà Đông Bắc

Phong thủy nhà hướng Đông Bắc thuận thì gia chủ sẽ có cuộc sống hạnh phúc, ấm no, có quý nhân phù trợ, nhận được nhiều sự giúp đỡ. Những nếu phong thủy không thuận gia chủ sẽ gặp phải nhiều khó khăn, trắc trở trong cuộc sống. Cụ thể như sau:

Sự nghiệp của gia chủ

  •  Vượng: Công việc của gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình sẽ thuận lợi, có được sự thăng tiến trong tương lai.
  • Suy: Những người làm chủ thường thiếu kiên định, hay thay đổi ý định, dễ có những quyết định nhanh chóng, vội vàng, không đúng đắn. Điều này dẫn đến tài sản tích góp được sẽ tiêu tan. Hơn nữa, gia chủ sẽ thường hay mơ mộng hão huyền nên thường thất bại trong công việc.

Sức khỏe của gia chủ

  • Vượng: Gia chủ hay những thành viên trong nhà hướng Đông Bắc thường có sức khỏe dẻo dai, sức đề kháng tốt, có khả năng thích nghi nhanh với thời tiết thay đổi. Tinh thần thoải mái, lạc quan và hăng hái, tràn đầy năng lượng.
  • Suy: Với hướng nhà Đông Bắc mọi người thường dễ mắc các bệnh về xương khớp, cơ thể hay bị suy nhược, mệt mỏi.

Gia đạo

Nếu hướng nhà Đông Bắc hợp với mệnh của gia chủ hay nói cách khác là phong thủy thuận thì gia đình sẽ ấm êm, hòa thuận. Ít khi xảy ra cãi vã, tranh chấp. Nhưng nếu phong thủy không tốt thì vợ chồng thường bất hòa, mâu thuẫn từ những việc nhỏ nhặt nhất, gia đình thường xuyên cãi vã, không khí căng thẳng.

Hướng nhà Đông Bắc có nóng không?

Nhà hướng Đông Bắc không bị nắng trực tiếp, có gió nam thổi vào mùa hè nên khá mát mẻ. Vào mùa hè, nhà hướng Đông Bắc sẽ đón được nhiều gió mát và tránh được gió Lào (loại gió nóng đó). Nhờ vậy, người miền Bắc thường có thể chất tốt hơn và sức đề kháng tốt hơn.

Nhà hướng Đông Bắc

Nhà hướng Đông Bắc

Tuy nhiên, vì mùa hè có gió đông nam mát mẻ nên ngôi nhà hướng đông bắc phải chịu đựng những đợt gió mùa khá lạnh vào mùa đông. Vì vậy, nếu phải xây nhà hướng Đông Bắc, bạn nên chú ý che chắn và sử dụng cửa kính hợp lý. Phòng ngủ của người già và trẻ em nên bố trí ở phía sau nhà tránh đặt phía trước dễ bị nhiễm lạnh vào mùa đông.

Hướng nhà Đông Bắc hợp phong thủy với những tuổi nào

Theo các chuyên gia phong thủy, phương hướng nhà ở có phát huy được ưu hay không còn phụ thuộc vào hướng nhà đó có hợp với cung mệnh của gai chủ hay không. Vậy hướng nhà Đông Bắc hợp với những tuổi nào?

Dựa vào phong thủy bát trạch, sẽ có 8 cung mệnh chia thành 2 nhóm là Đông Tứ mệnh và Tây Tứ mệnh. Trong đó, hướng Đông Bắc thuộc Tây Tứ mệnh. Vì vậy, những người thuộc Tây Tứ mệnh bao gồm cung Đoài, Cấn, Khôn, Càn sẽ hợp với hướng nhà Đông Bắc.

Cụ thể những năm sinh hợp với hướng nhà Đông Bắc đó là:

  • Nam giới sinh vào những năm: 1962, 1965, 1968, 1971, 1974, 1975, 1976, 1977, 1980, 1983, 1864, 1985, 1986,1989, 1992, 1993, 1994, 1995,.. 
  • Nữ giới sinh vào những năm: 1964, 1965, 1966, 1969, 1973, 1975, 1978, 1982, 1983, 1984, 1987, 1991, 1993,.. 

Yếu tố tuổi tác này được tính dựa trên tuổi của người đứng tên nhà hay tuổi của người trụ cột trong gia đình.

Những điều cần lưu ý khi thiết kế phong thủy nhà ở hướng Đông Bắc

Để phát huy hết ý nghĩa phong thủy của hướng Đông Bắc và mang lại tài lộc cho gia đình, gia chủ cần lưu ý những điểm sau:

Sự hài hòa của ánh sáng

Ánh sáng sẽ hỗ trợ cân bằng âm dương cho không gian nhà ở. Ngoài ra, những ngôi nhà quay mặt về phía đông bắc có khả năng đón nắng sớm tốt. Vì vậy, gia chủ nên thiết kế và bố trí hệ thống cửa sổ hợp lý, tận dụng triệt để nguồn ánh sáng tự nhiên, giúp ngôi nhà sáng sủa, thoáng mát mà không lo bị hấp thụ nhiệt.

Ánh sáng hài hòa

Ánh sáng hài hòa

Màu sắc hài hòa, hợp phong thủy

Màu sắc luôn là yếu tố quan trọng không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của không gian mà liên quan trực tiếp đến phong thủy của gia chủ. Trên thực tế, hướng Đông Bắc được coi là hướng gây ra lạnh giá vào mùa đông, đặc biệt là khu vực miền Bắc nước ta.

Vì vậy, gia chủ nên trang trí nhà bằng những gam màu nóng như đỏ, hồng, cam, vàng,…  Mặt khác, những màu này còn hợp với những gia chủ thuộc Tây Tứ Mệnh.

Màu sắc hợp phong thủy

Màu sắc hợp phong thủy

Hướng ban công

Có thể nói, hướng ban công và cửa chính là nơi trực tiếp hút tài lộc vào nhà. Khi thiết kế nhà, gia chủ cần tìm vị trí phù hợp, tránh đặt cửa thẳng với ban công. Bố trí vị trí thông với nhau sẽ làm giảm luồng xung đột, giảm thiệt hại về kinh tế cho gia đình, đảm bảo các nguồn vượng khí lưu thông hài hòa.

Ban công tránh đối diện cửa chính

Ban công tránh đối diện cửa chính

Vừa rồi chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin về hướng nhà Đông Bắc và những điều cần lưu ý khi thiết kế nhà hướng Đông Bắc. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về hướng nhà Đông Bắc để có thể giúp bạn sở hữu được ngôi nhà ưng ý. Hơn nữa, bạn cũng có thể khắc phục được những  hạn chế của nhà hướng này để bạn có được không gian sống khỏe mạnh, vui vẻ. Cảm ơn bạn đã dành thời gian cùng chúng tôi tìm hiểu về hướng nhà Đông Bắc!

Hướng bếp ngược hướng nhà

Hướng bếp ngược hướng nhà có tốt hay không?

Việc xem hướng bếp theo hướng nhà từ xưa đến nay luôn được mọi người quan tâm bởi nó tác động trực tiếp tới đường công danh, tài lộc của gia chủ và đặc biệt là sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Việc bố trí hướng nhà và hướng bếp có mối quan hệ mật thiết với nhau, nếu không hợp sẽ ảnh hưởng không tốt đến gia đình. Vậy theo phong thủy hướng bếp ngược hướng nhà là như thế nào hay có tốt không. Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời ngay nhé.

Hướng bếp là gì và như thế nào là hướng bếp ngược hướng nhà?

Hướng bếp chính là hướng lưng người nấu, cụ thể là lưng của người nấu quay về hướng nào thì đó được hiểu là hướng bếp. Như vậy, hướng bếp sẽ căn theo hướng lưng của người nấu bếp chứ không phụ thuộc vào năng lượng phát ra từ loại bếp, như truyền thống (than, củi,…) hay hiện đại như bếp gas, từ, hồng ngoại,…).

Hướng bếp là gì?

Hướng bếp là gì?

  • Đối với bếp truyền thống như bếp than, bếp lò thì hướng bếp chính là hướng miệng đun củi.
  • Còn với bếp hiện đại như bếp gas thì hướng bếp chính là hướng của núm bật – tắt bếp. Riêng bếp từ sẽ không xác định hướng do không có lửa.

Theo phong thủy hướng bếp ngược hướng nhà là một điều không tốt, cần kiêng. Bếp bị ngược với hướng nhà là khi bạn đặt hướng bếp trái với hướng của cửa chính. Ví dụ nhà hướng Đông mà bếp lại hướng về hướng Tây, hoặc nhà hướng Tây mà bếp lại hướng về hướng Đông.

Hướng bếp ngược hướng nhà có tốt không?

Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra một số cách đặt hướng bếp ngược hướng nhà, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem như vậy là tốt hay xấu nhé.

Hướng bếp ngược hướng nhà

Hướng bếp ngược hướng nhà

Nhà đặt theo hướng Đông Tây và hướng phòng bếp ở hướng Tây Bắc

Những gia đình hướng nhà và hướng bếp theo hướng trên thường hay xảy ra cãi vã, xung đột trong cuộc sống, người lớn tuổi hơn sẽ cãi vã gay gắt. Bởi theo phong thủy, hướng Tây Bắc là hướng vượng tài thuộc về của cải, tiền bạc, thường tượng trưng cho bậc tiền bối – người lớn tuổi nhất trong gia đình, bếp thuộc hành hỏa nên dễ thúc đẩy, kích động mọi người khi bạn mất bình tĩnh sẽ xảy ra cãi vã, xung đột.

Nhà hướng Đông Tây, phòng bếp ở góc Tây Nam

Nếu chủ nhà tọa Đông Tây tứ trạch và bếp tọa Tây Nam, sẽ luôn xảy ra tranh cãi tranh giành đúng sai. Những người phụ nữ lớn tuổi ở nhà thường có liên quan trực tiếp, mối quan hệ mẹ chồng – con dâu sẽ gặp nhiều trục trặc, vì đặt bếp ở hướng này dễ gây ra những cuộc cãi vã, cãi vã gay gắt.

Cửa nhà hướng Đông Nam, hướng bếp phía Tây Nam

Cửa nhà hướng Đông Nam và cửa bếp hướng Tây Nam, các thành viên trong gia đình dễ xảy ra bất đồng, tranh chấp lớn thường liên quan đến vấn đề giữa mẹ chồng và nàng dâu, hoặc mẹ và con gái.

Nhà được đặt theo hướng Tây Nam còn bếp hướng Đông Nam

Đặt bếp ngược hướng nhà như thế này thì chắc chắn sẽ gây ra sự bất hòa, tranh cãi gay gắt giữa những người phụ nữ trong gia đình về những vấn đề lớn nhỏ khác nhau.

Cửa nhà hướng Tây Bắc và căn bếp đặt hướng Tây

Trong trường hợp này thì các cặp vợ chồng cũng như những người lớn tuổi trong gia đình khó tránh khỏi những bất đồng trong cuộc sống, thậm chí có thể là những tranh cãi lớn về mọi vấn đề trong cuộc sống.

Cách xác định những hướng bếp tốt

Việc hướng cửa bếp tốt hay xấu sẽ tùy thuộc vào vị trí của ngôi nhà và hướng tốt hay xấu, tùy thuộc vào mệnh của gia chủ.

Phương pháp xác định hướng bếp tốt là chọn hướng bếp theo quẻ Đông tứ trạch hoặc Tây tứ trạch. Khi đặt bếp, tùy theo miệng bếp thuộc cung nào để chọn vị trí cho phù hợp, chẳng hạn như cung cực Tây hoặc cung cùng cực Đông với bếp, cung có an du niên đẹp là hướng tốt cho bếp.

Hướng bếp chuẩn phong thủy

Hướng bếp chuẩn phong thủy

Lưu ý hướng bếp và cửa không được thẳng, vì theo quan niệm phong thủy rất dễ bị hao tài. Không nên đặt bếp đối diện cửa phòng ngủ hoặc phòng tắm vì điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Phòng bếp không nên đặt đối diện nhà vệ sinh hoặc cửa phòng ngủ, vì khí trong bếp rất kém, dễ khiến người nằm ngủ bị ốm, hoặc bếp nhìn thẳng vào nhà vệ sinh sẽ khiến gia đình dễ bị bệnh tật lây truyền. từ con đường. Khi xảy ra lỗi phong thủy phòng bếp cần xem xét xử lý ngay để không gây hao mòn sức khỏe, ảnh hưởng đến công việc, kéo theo nhiều rắc rối khác ảnh hưởng trực tiếp đến gia đình.

Cách hóa giải hướng bếp ngược hướng nhà

Hiện nay, giá đất cao cùng với quỹ đất thu hẹp nên không phải lúc nào việc bố trí bếp cũng trở nên dễ dàng. Trường hợp nếu hướng bếp ngược hướng nhà thì bạn có thể hóa giải bằng những cách sau:

  • Treo chuông gió để hóa giải hướng bếp xấu: Nếu bếp hướng Tây Nam nên treo 5 chiếc chuông gió để xua đuổi hung khí;
  • Đặt bể cá để hóa giải hướng xấu Tây Bắc của bếp: nếu đặt bếp ở Tây Bắc là hướng tương hợp với hỏa sẽ ảnh hưởng đến con người, nên dùng bể cá để giảm bớt dư thừa của hỏa;
  • Khắc phục vị trí bếp đối diện cửa chính: nếu cửa chính, cửa chính và cửa bếp thông nhau thì nên dùng bình phong hoặc cửa bếp đóng kính;
  • Bếp đối diện với nhà vệ sinh và giải pháp: trường hợp này nên sơn cửa nhà vệ sinh màu đỏ, đóng kính cửa khi sử dụng cũng như không sử dụng;
  • Hóa giải hướng xấu của bếp gần cửa sau: nên đặt các vách ngăn thoát khí như tường, vách ngăn hoặc bình phong…;
  • Bếp đặt dưới xà ngang, dầm: nên làm trần nhà để dấu nhẹ cây xà ở trên để tránh hao của;
  • Các không gian chức năng sinh hoạt, riêng tư cho khu vực nấu nướng: Tránh đặt giường, ghế… nơi bạn nằm hay nghỉ ngơi trùng với vị trí của bếp.
Cách hóa giải bếp ngược hướng nhà

Cách hóa giải bếp ngược hướng nhà

Chỉ với những cách hóa giải đơn giản trên bạn đã có thể hóa giải được hướng bếp ngược hướng nhà. Hơn nữa nó còn giúp tăng thêm tính thẩm mỹ, khoa học và phong thủy cho ngôi nhà của bạn.

Vừa rồi chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin về hướng bếp ngược hướng nhà. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp ở trên có thể giúp bạn có thể đặt đúng hướng bếp để có được tài lộc, may mắn và thuận lợi trong cuộc sống.

Hướng bàn thờ chuẩn phong thủy

Cách hóa giải bàn thờ ngược hướng nhà chuẩn phong thủy

Ở Việt Nam việc thờ cúng tổ tiên, thần linh đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Trong những thiết kế nhà hiện nay, thường không có phòng thờ riêng mà bàn thờ sẽ được bố trí linh hoạt trong nhà. Tất nhiên vẫn đảm bảo sự tôn nghiêm, kính trọng. Nhưng không tránh được những tình thế bắt buộc mà bài trí sai hướng. Vậy bàn thờ ngược hướng nhà thì phải làm gì? Cùng tìm hiểu cách hóa giải nhé.

Như thế nào là bàn thờ ngược hướng nhà?

Bàn thờ ngược hướng nhà là trường hợp bàn thờ đặt đối diện thẳng với cửa ra vào. Hướng này sẽ khiến cho các luồng khí tốt xấu chạy hướng bàn thờ mà xộc thẳng. Việc đặt bàn thờ ngược hướng nhà có thể gây tương phản âm dương dẫn đến sự bất hòa giữa các thành viên trong gia đình, con cái bất hiếu, hoặc thậm chí gia đình không có con cái nối dõi tông đường. Hơn nữa, nó còn ảnh hưởng đến tài lộc, sức khỏe và sự nghiệp sẽ lên xuống thất thường.

Bàn thờ ngược hướng nhà

Bàn thờ ngược hướng nhà

Những điều kiêng kỵ cần tránh khi đặt bàn thờ

Bởi việc thờ cúng tổ tiên là một việc thiêng liêng vì vậy khi đặt bàn thờ chúng ta cần chú ý tránh những điều kiêng kỵ sau:

  • Không được đặt bàn thờ ở hướng Ngũ Quỷ.
  • Không đặt bàn thờ ở gần sát nhà tắm. Theo quan niệm, tắm rửa chính là việc trút bỏ ô uế nên nếu đặt gần sát bàn thờ thì sẽ được coi là mất đi sự tôn nghiêm.
  • Tránh đặt bàn thờ ở lối đi lại. Nếu đặt ở lối đi lại ồn ào sẽ làm mất đi sự thanh tịnh ở nơi thờ cúng. Điều này sẽ khiến cho gia đình gặp ít may mắn và tài lộc.
  • Không đặt bàn thờ ở trên nóc tủ.
  • Không lấy gỗ đã qua sử dụng để làm bàn thờ.
  • Bàn thờ Thần và Phật có thể để chung nhưng nên tránh để bát hương sát nhau.
  • Không nên đặt bàn thờ tổ tiên ở trung tâm nhà vì sẽ vướng phải hướng hung. Tuy nhiên, bàn thờ Phật thì có thể đặt ở trung tâm được.
  • Không nên đặt bàn thờ tổ tiên và bàn thờ Phật đối nhau.
  • Không treo ảnh người quá cố cao hơn bàn thờ.

Vị trí đặt bàn thờ theo đúng phong thủy

Theo cách bài trí ban đầu của Tiết Minh, bàn thờ cũng tuân theo nguyên tắc “nhất vị nhị hướng”, tức là xem trọng hướng đặt của bàn thờ tổ tiên. Do đó, hãy chọn hướng đẹp, vừa mang lại thuận tiện cho gia chủ, vừa mang lại tài lộc.

Hướng bàn thờ chuẩn phong thủy

Hướng bàn thờ chuẩn phong thủy

Hướng đặt bàn thờ đẹp nhất là cung “Âm Quý Nhân”, vị trí này là Đại Cát Khánh, luôn được phúc khí phù trợ. Tiếp đến là “Dương quý nhân”, là vị trí giúp cho gia chủ được bình an, hòa thuận, hạnh phúc viên mãn, luôn gặp may mắn.

Chúng ta có thể đặt bàn thờ ở các cung tốt khác như: Diên Thọ, Tài Lộc, Tử Tức. Những hướng này có thể khắc chế hung hiểm và tăng cường phúc lợi.

Hướng của bàn thờ nên đối diện với người đứng khấn vái. Chúng ta cũng phải đặt bàn thờ ở hướng đẹp theo mệnh của chủ nhà, đúng như lời thầy phong thủy hướng dẫn. Bạn có thể tham khảo các hướng sau: Sinh Khí, Phúc Đức, Thiên Y, Phục Vị.

Tránh đặt bàn thờ ở những nơi tuyệt mệnh như: Tuyệt Mệnh, Hoài Sát, Ngũ Quỷ, Lục Sát.

Hướng đặt bàn thờ

Hướng đặt bàn thờ

Nhiều gia đình Việt Nam thường lập bàn thờ thần thánh, bàn thờ tổ tiên trong nhà. Nhưng hai bàn thờ này không được đối diện nhau, trong phong thủy nó là đối kỵ. Nếu muốn tìm cách xử lý bàn thờ không được theo hướng phong thủy tốt thì có thể đặt bàn thờ ở hướng Tây Bắc của ngôi nhà hoặc căn phòng.

Ngoài việc xác định hướng đặt bàn thờ thì việc xác định tọa hướng cũng vô cùng quan trọng. Trong Phong thủy, để xác định hướng phải dựa vào năm sinh của gia chủ. Mệnh chủ có thể là ông, là cha, là con trưởng… Phải xác định được cung mệnh của mệnh chủ thì mới xác định được hướng nào là tốt hay xấu.

Nếu gia chủ mệnh Đông tứ trạch thì bàn thờ nên đặt quay theo hướng: Khảm, Tốn, Ly hay Chấn.

Nếu gia chủ mệnh Tây thì bàn thờ nên quay về hướng Đoài, Càn, Cấn hoặc Khôn.

Cách hóa giải bàn thờ ngược hướng nhà

Đối với những ngôi nhà ống, nhà chung cư mà phạm phải điều kiêng kỵ có bàn thờ ngược hướng nhà, hãy thực hiện thủ tục xoay hướng bàn thờ để hóa giải sát khí, điểm xấu. Nhà ở nông thôn nói chung là ba gian, gian giữa sẽ bố trí bàn thờ, cửa ra vào thường đặt thẳng, như vậy có tính là đại kỵ không?

Ngôi nhà 3 phòng ngủ này là một ngoại lệ vì không giống như chung cư hay nhà phố, nó chỉ có một cửa. Các ngôi nhà đều có ít nhất hai cửa ra vào, có sân vườn bên ngoài khuôn viên, sân vườn rộng, có ao trước nhà, khu vườn cây ăn trái, nhiều cây xanh,…  nên luồng khí từ ngoài vào nhà được điều hòa.

Một cách để loại bỏ những điều xấu từ đặt bàn thờ ngược hướng nhà mà gia chủ có thể áp dụng đó là sử dụng bình phong, rèm che bàn thờ, hay vách ngăn phòng thờ. Cách này sẽ giúp chắn các luồng khí xấu xộc thẳng vào bàn thờ.

Cách hóa giải bàn thờ ngược hướng nhà

Cách hóa giải bàn thờ ngược hướng nhà

Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt một cây xanh ở cửa ra vào để điều hòa không khí, giảm sự xung sát các luồng khí vào nhà.

Vừa rồi chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn những thông tin về cách hóa giải bàn thờ ngược hướng nhà. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn điều chỉnh được hướng bàn thờ phù hợp. Chúc bạn luôn có một cuộc sống may mắn, mạnh khỏe, hạnh phúc và luôn giữ gìn nét đẹp truyền thống thờ cúng tổ tiên của ông cha ta để lại.

Hướng nhà phạm ngũ quỷ

Bí quyết hóa giải hướng nhà ngũ quỷ

Từ xưa đến nay ngôi nhà được xem như đứa con tinh thần của mỗi gia đình bởi vậy việc xây dựng ngôi nhà sao cho hoàn hảo nhất, tránh được những điều cấm kỵ trong thuật phong thủy cũng rất được quan tâm. Tuy nhiên, nếu không may phạm phải vấn đề không may như hướng nhà không hợp, phạm phải hướng Ngũ Quỷ thì phải xử lý như thế nào? Đừng quá lo lắng, bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giải quyết nỗi lo của các bạn bằng những bí quyết hóa giải hướng nhà ngũ quỷ thật bổ ích

Hướng nhà phạm ngũ quỷ là gì?

Ngũ quỷ hay ngũ xà là hướng nhà được đánh giá không tốt, ẩn chứa điềm xấu. Nó được tạo nên bởi sự kết hợp không hài hòa giữa quái mệnh của hướng nhà và quái mệnh với giới tính của chủ nhà. Khái niệm này bắt nguồn từ trường phái phong thủy Bát Trạch của nhà Thương bên Trung Quốc. Đây là phương pháp phong thủy mà người ta xét về mối quan hệ giữa chủ nhà và hướng nhà

Ngũ quỷ là tên gọi ám chỉ khí không tốt của một ngôi sao mang tên Liêm Trinh hay còn gọi là Ngũ Hoàng. Đây là ngôi sao thứ 5 trong chòm sao Bắc Đẩu. Ngôi sao này được cho là mang đến điềm xấu cho bất cứ lĩnh vực nào trong cuộc sống của người phàm. Đặc biệt nếu xây nhà theo hướng này thì tai ương sẽ liên tục ập đến với gia chủ và các thành viên trong gia đình.

  • Hướng nhà phạm ngũ quỷ

    Hướng nhà phạm ngũ quỷ

    Về sự nghiệp: Đường công danh sự nghiệp gian nan lận đận, luôn bị người khác chèn ép hoặc có kẻ xấu đâm sau lưng. Kinh doanh thì khó khăn, vất vả, tụt dốc

  • Về gia đạo: Hướng nhà này khiến cho gia đình nảy sinh nhiều mâu thuẫn, cãi vã, vợ chồng không hạnh phúc. Con cái dễ nổi loạn, không nghe lời cha mẹ, anh em trong nhà dễ xuất hiện xung đột, tranh chấp, mất hòa khí. Với người độc thân thì đường tình duyên trở nên trắc trở, khó lập gia đình
  • Về sức khỏe: Hướng nhà thu hút chướng khí, thành viên trong gia đình có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, thiếu máu não,…

Cách xác định hướng nhà có phạm ngũ quỷ hay không?

  • Bước 1: Xác định quái mệnh

Tùy vào năm sinh, mỗi mệnh sẽ được gán với một quái. Quái mệnh được chia làm Đông tứ mệnh và Tây tứ mệnh. Để xác định quái mệnh ta dựa vào năm sinh của mình. Lấy 4 số của năm sinh dương lịch cộng lại được số thành bằng bao nhiêu thì cộng tiếp với số thành đó cho đến khi số thành bé hơn 10. Sau đó lấy kết quả đối chiếu với bảng dưới đây sẽ biết được quái mệnh của mình

  • Bảng xác định quái mệnh

    Bảng xác định quái mệnh

    Bước 2: Xác định Cát – Hung

Sau khi đã nắm được quái mệnh của mình thì dùng tên quái mệnh đó so sánh với bảng dưới đây để biết phương vị Cát- Hung của mình

Bảng xác định phương vị Cát - Hung

Bảng xác định phương vị Cát – Hung

Các cách hóa giải hướng nhà ngũ quỷ

Nếu không may ngôi nhà của bạn phạm phải hướng ngũ quỷ thì cũng đừng quá lo lắng. Hôm nay chúng tôi sẽ đem đến cho bạn một số giải pháp hóa giải hướng nhà ngũ quỷ rất hợp lý và khoa học mà bạn có thể dễ dàng áp dụng trong cuộc sống hàng ngày

Cách bày biện, bố trí ngôi nhà

Đồ đạc cần được bố trí ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ. Như vậy sẽ giúp không khí luân chuyển, ánh sáng tràn trề và xua đi chướng khí cho ngôi nhà của bạn

Bố trí cửa chính

Bố trí cửa chính hóa giải hướng nhà ngũ quỷ

Bố trí cửa chính hóa giải hướng nhà ngũ quỷ

Nếu có thể hãy thiết kế cửa chính sang bên hông của căn nhà, Tuy nhiên trong trường hợp không tiện thay đổi thiết kế cửa chính thì hãy bố trí cửa chính gồm 1 cửa lớn và 1 cửa bé. Sinh hoạt hàng ngày sẽ dùng cửa phụ, khi có công việc hoặc khách đến chơi thì dùng cửa chính. Lưu ý nên sử dụng chất liệu kính có rèm che  và có ô thoáng khí ở phía trên để tạo cho không gian căn nhà thoáng mát, đủ ánh sáng

Sử dụng các đồ vật trấn áp

Ngũ Quỷ mang ngũ hành thuộc Hỏa nên chúng ta có thể sử dụng hành Thổ và Kim để tiết hao Hỏa. Các đồ vật trong nhà sử dụng màu chủ đạo là vàng trắng, ghi, xám. Ngoài ra có thể kết hợp hành Thủy để tô điểm trang trí

Trồng nhiều cây xanh trước ban công hoặc hàng rào của ngôi nhà

Một giải pháp rất thiết thực mà vô cùng đơn giản đó là trồng nhiều cây hoa, cây cảnh trên ban công, trước hàng rào hoặc trong phòng khách. Nó không chỉ giúp thanh lọc không khí, loại bỏ chướng khí mà còn góp phần tăng sự thoáng mát, sáng sủa cho không gian sống của gia đình bạn

Trồng cây xanh hóa giải hướng nhà ngũ quỷ

Trồng cây xanh hóa giải hướng nhà ngũ quỷ

Thiết kế bếp quay vào hướng tốt

Theo trường phái Bát trạch, nếu hướng nhà bạn phạm vào Ngũ quỷ thì bạn có thể chế ngự bằng cách cho bếp quay mặt vào hướng có cung Sinh khí. Ngoài ra hướng giường có thể được thiết kế về hướng Diên niên, bàn thờ về hướng Sinh khí

Sử dụng vật phẩm phong thủy trấn trạch

Đây là phương pháp được rất nhiều người sử dụng và nhận được nhiều phản hồi tích cực về hiệu quả của nó. Lựa chọn vật phẩm phong thủy phù hợp sẽ không chỉ làm đẹp cho không gian sống mà còn giúp gia đình tránh khỏi những tác nhân xấu, thu hút tài lộc vào nhà

Vật phẩm phong thủy trấn trạch

Vật phẩm phong thủy trấn trạch

Một số vật phẩm phong thủy nên lựa chọn để hóa giải hướng nhà ngũ quỷ như: Cầu phong thủy, thiềm thừ, tỳ hưu, đĩa thất tinh trận đồ,… Các chất liệu được ưa chuộng như thạch anh, ngọc hoàng long,…vì chúng được đánh giá là có năng lượng đủ mạnh để trấn áp tà khí cho ngôi nhà. Ưu tiên sử dụng màu sắc có ngũ hành Thổ, Kim, Thủy và Hạn chế sử dụng tượng Quan Thế Âm Bồ Tát và tượng Di lặc

Với những bí quyết chúng tôi cung cấp ở trên, hy vọng bạn đã có thể tích lũy cho mình những thông tin hữu ích trong việc hóa giải hướng nhà ngũ quỷ. Chúc bạn xây dựng được một mái ấm như ý, thu hút tài lộc vận may đến với gia đình.

Mẫu cầu thang gỗ đẹp

Tuyển tập những mẫu cầu thang gỗ đẹp, phổ biến nhất hiện nay

Ngày nay chất lượng cuộc sống ngày càng tăng cao, nhiều phong cách thiết kế nhà độc đáo nổi lên khiến cho những mẫu cầu thang được thiết kế theo phong cách truyền thống, thẳng đơn giản với những chất liệu thông thường đang dần trở nên lỗi thời, không bắt kịp xu hướng nội thất hiện đại. Bởi vậy những mẫu cầu thang gỗ đẹp mà chúng tôi cung cấp ngay dưới bài viết này sẽ giúp cho bạn có được sự lựa chọn tuyệt vời, đảm bảo thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn.

Cầu thang gỗ gồm những bộ phận nào?

Như chúng ta đã biết, gỗ là một chất liệu cao cấp bậc nhất trong kiến trúc. Vì vậy khi bạn sử dụng các mẫu cầu thang gỗ đẹp sẽ tạo nên cho ngôi nhà của mình một vẻ đẹp mang tính thẩm mỹ cao, vừa tạo nên sự đẳng cấp vừa mang nét đẹp cổ điển và hiện đại cho không gian sống của mình.

Mẫu cầu thang gỗ đẹp

Mẫu cầu thang gỗ đẹp

Thông thường các mẫu cầu thang gỗ đẹp sẽ bao gồm: tay vịn, con tiện, trụ, mặt bậc cầu thang và lam gỗ cầu thang. Mỗi bộ phận sẽ có mỗi tác dụng riêng tạo nên một tổng thể đầy đủ. Cụ thể như sau:

Tay vịn cầu thang

Hiện nay, các mẫu cầu thang gỗ đẹp đều được thiết kế hệ thống tay vịn với kết cấu đa dạng kết hợp cùng với các rãnh nông sâu khác nhau, chủ yếu là dáng bo tròn.

Đặc biệt điểm nổi bật của tay vịn cầu thang gỗ là các trụ cái được thiết kế với kết cấu đặc biệt, có nhiều hình dáng khác nhau từ đơn giản đến phức tạp tùy vào sở thích của bạn để có thể thỏa sức lựa chọn.

Con tiện của các mẫu cầu thang gỗ đẹp

Đây là thành phần gắn liền với tay vịn của cầu thang. Những con tiện này có tác dụng là nâng đỡ lan can, vế thang một cách chắc chắn, an toàn hơn.

Trụ cầu thang

Đối với các mẫu cầu thang gỗ đẹp thì trụ cầu thang thể hiện rõ nét đặc trưng cũng như tăng tính thẩm mỹ cho cầu thang. Đây là bộ phận quan trọng của cầu thang, nó thường nằm ở ngay tầng 1 và điểm bắt đầu cầu thang tạo nên điểm nhấn.

Mặt bậc cầu thang

Mặt bậc cầu thang chính là nơi mà chúng ta sẽ đặt bước chân của mình lên mỗi khi di chuyển. Vì thế, có thể nói nó giữ một vai trò quan trọng đến công trình thiết kế từ thẩm mỹ cho đến sự an toàn. Mặt bậc cầu thang gỗ tự nhiên đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều khách hàng.

Ngoài những bộ phận của cầu thang mà chúng tôi vừa liệt kê ở trên còn những vị trí dưới chân cầu thang người ta hay gọi là tủ gầm cầu thang. Những vị trí này thường được mọi người tận dụng để làm chỗ để giày dép, tủ rượu, tủ thuốc,…

Những mẫu cầu thang gỗ đẹp, phổ biến nhất hiện nay

Trong thiết kế nội thất hiện nay có rất nhiều mẫu cầu thang gỗ đẹp, cùng chúng tôi điểm qua một số mẫu đang được mọi người lựa chọn nhiều bởi nó không những đảm bảo về mặt công năng mà còn đảm bảo về mặt thẩm mỹ.

Mẫu cầu thang gỗ đẹp cho nhà ống

Nhà ống là kiểu nhà đặc trưng được thiết kế dành cho những nơi có diện tích nhỏ nên cầu thang thường được thiết kế với kiểu dáng hiện đại, tiện nghi. Mẫu cầu thang đang ngày càng phổ biến trong thiết kế nội thất nhà ống phải kể đến những mẫu cầu thang gỗ kính.

Cầu thang cho nhà ống

Cầu thang cho nhà ống

Mẫu cầu thang gỗ kính đẹp

Sự kết hợp hai chất liệu gỗ và kính giúp cho cầu thang tăng thêm tính thẩm mỹ, nét sang trọng và hiện đại cho ngôi nhà hơn bao giờ hết. Kiểu thiết kế cầu thang này phù hợp với nhiều không gian khác nhau như nhà ống, nhà phố,…

Các mẫu cầu thang này có lan can bằng kính cường lực với độ dày 8 ly. Ở chân lan can, sử dụng những thanh inox ngắn gắn kính để tạo độ chắc chắn cho lan can kính.

Cầu thang gỗ kính

Cầu thang gỗ kính

Để cầu thang luôn sạch sẽ, sáng bóng giúp cho mọi công trình trong nhà luôn sạch sẽ, sáng bóng. Đối với mặt kính của cầu thang cũng vậy, phải lau chùi thường xuyên hàng ngày. Đối với loại lan can cầu thang kính cường lực này không thể tái chế được. Khi mép kính lan can bị vỡ, mẻ cũng khiến cho toàn bộ kính dễ bị nứt. Vì vậy trong quá trình sử dụng chúng tôi rất cẩn thận và bảo vệ cầu thang gỗ. Để không ảnh hưởng đến tuổi thọ của lan can cũng là tiết kiệm chi phí cho gia đình.

Mẫu cầu thang sắt tay vịn gỗ

Cuộc sống hiện đại, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng tăng, mẫu cầu thang sắt tay vịn gỗ được ra đời thay thế cho những thiết kế cầu thang từ bê tông, cốt thép truyền thống. Đây cũng chính là điểm nhấn tạo nên sự độc đáo, thu hút tạo nên tính thẩm mỹ cao cho không gian ngôi nhà của bạn.

Cầu thang sắt tay vịn gỗ

Cầu thang sắt tay vịn gỗ

Đừng lo lắng rằng lan can sắt không có nhiều mẫu mã đẹp. Sắt sẽ dễ uốn và có độ mềm dẻo nhất định khi nung nóng, vì vậy chỉ cần yêu cầu hình dạng mong muốn đơn vị thi công sẽ giúp bạn có mẫu cầu thang hoàn hảo.

Mẫu lan can cầu thang gỗ đẹp

Nói đến cầu thang gỗ chắc chắn không thể thiếu tay vịn và lan can để có thể đảm bảo sự an toàn cho mọi người trong gia đình. Lan can có thể được làm bằng kính, con tiện, sắt mỹ thuật,.. Tùy thuộc vào sở thích và gu thẩm mỹ của mỗi người sẽ lựa chọn cho mình mẫu lan can cầu thang gỗ đẹp và phù hợp với từng không gian. Bạn có thể tham khảo ý kiến của các kiến trúc sư để được tư vấn về những thiết kế đẹp nhất.

Cầu thang lan can gỗ

Cầu thang lan can gỗ

Đến với mẫu thiết kế lan can cầu thang gỗ đẹp này, bạn có thể thấy kiểu dáng, chất liệu và màu sắc của nó rất sang trọng và độc đáo. Những mẫu lan can cầu thang đẹp này được thiết kế bằng gỗ tự nhiên 100%. Thường được làm bằng các loại gỗ cao cấp như gỗ đỏ Nam Phi, óc chó, căm xe… Lan can được cấu tạo từ những con song cách đều nhau, tiếp đến là tay vịn được tạo nên bởi những đường cong huyền bí. Cách bố trí bên dưới là mặt bậc thang, vân gỗ màu nâu nhạt tạo cho lan can thêm phần cuốn hút.

Mẫu trụ cầu thang gỗ vuông đẹp

Trụ cầu thang là điểm tựa vững chắc của toàn bộ cầu thang, có tác dụng nâng đỡ hệ thống cầu thang một cách chắc chắn và cầu thang không bị rung lắc. Đồng thời, chúng còn là điểm nhấn thẩm mỹ cho không gian phòng khách.

Cầu thang trụ vuông

Cầu thang trụ vuông

Vừa rồi chúng tôi đã chia sẻ với bạn các mẫu cầu thang gỗ đẹp cho ngôi nhà của bạn. Hy vọng với những gợi ý trên có thể giúp bạn lựa chọn được mẫu cầu thang phù hợp với không gian sống của mình.

Cách hóa giải hướng nhà xấu

Cách hóa giải hướng nhà xấu theo phong thủy hiệu quả cao

Một ngôi nhà có phong thủy tốt là một ngôi nhà có vị trí đẹp, hình dáng nhà bắt mắt và vấn đề hướng đẹp cũng là một yếu tố quan trọng. Bởi hướng của ngôi nhà tốt nó sẽ giúp cho gia chủ khỏe mạnh, thuận lợi trên con đường công danh. Tuy nhiên, vì một vài lý do nào đó trong quá trình thi công hoặc lựa chọn nhà xây sẵn mà có hướng không đẹp, không phù hợp với tuổi của bạn thì phải làm sao? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu cách hóa giải hướng nhà xấu đơn giản mà mang lại hiệu quả cao

Những hướng nhà xấu

Trước khi đi tìm câu trả lời cho thắc mắc về cách hóa giải hướng nhà xấu, bạn cần phải biết được các hướng nhà xấu theo quan niệm phong thủy là những hướng nào. Những hướng có thể kể đến như:

  • Cách hóa giải hướng nhà xấu

    Cách hóa giải hướng nhà xấu

    Hướng nhà ngũ quỷ: Trong ngũ hành, Ngũ quỷ thuộc hành hỏa nên dễ mang tai họa. Nếu nhà của bạn thuộc hướng này sẽ khiến gia chủ gặp những điều xui xẻo, cuộc sống khó khăn, hay bị kẻ khác quấy phá dù đang hanh thông.

  • Hướng nhà tuyệt mệnh: Trong các hướng của Bát Trạch thì đây có thể coi là một hướng mang ý nghĩa đại xấu, trong Phong Thủy, hướng này là hướng về cung âm nặng, tức là đại hung, tức là hung tinh khiến chủ nhân dần mất đi sức sống. Biểu hiện rõ nhất là gia chủ lâu năm dễ mắc bệnh tật, tài chính kiệt quệ, trường hợp xấu nhất có thể mất mạng.
  • Hướng nhà lục sát: Theo Bát quái đồ ngũ hành, hướng của lục sát phạm vào hành Thủy là không tốt. Khi phạm phải, mệnh chủ dễ gặp tai họa, cuộc đời đầy xáo trộn. Không chỉ với người ngoài, với người thân trong gia đình cũng dễ xảy ra mâu thuẫn, cãi vã, khó hòa thuận.
  • Hướng nhà họa hại: Họa hại còn được biết đến là sao Lộc tồn thuộc hành Thổ. Đây cũng là một hướng cực xấu nếu gia chủ thuộc các tuổi như: Thìn, Sửu, Mùi, Tuất. Nếu hướng nhà của bạn phạm phải hướng này sẽ ảnh hưởng nhiều đến công danh sự nghiệp, tài lộc, thăng tiến trong công việc. Về lâu về dài sẽ khiến gia chủ mệt mỏi và dần lụi bại.
Các hướng theo Bát Trạch

Các hướng theo Bát Trạch

Hướng dẫn cách hóa giải hướng nhà xấu theo phong thủy

Sau đây sẽ là cách hóa giải hướng nhà xấu theo phong thủy, cụ thể là 4 hướng như đã điểm qua ở phía trên.

Cách hóa giải hướng nhà xấu ngũ quỷ

Như đã tìm hiểu đây là hướng khiến gia chủ gặp phải nhiều tai ương không đáng có. Để có thể hóa giải hướng nhà xấu này chúng ta có thể sử dụng một số cách sau:

  • Hướng phòng ngủ và phòng bếp nên được đặt lại.
  • Sử dụng các đồ vật thuộc hành Thủy để khắc lại Hỏa như: hồ cá, hồ bơi, hòn non bộ, sơn nhà màu xanh dương,…
  • Sử dụng đồ vật có hành Thổ như cầu thạch anh vàng, hòn non bộ để hóa giải hướng nhà xấu ngũ quỷ.
  • Chôn các vật yểm có hành Thủy hoặc Thổ quanh nhà để có thể hóa giải được. Tuy nhiên nên mời các thầy phong thủy về để tư vấn chỗ đặt mà không xảy ra những sai sót không đáng có.
Hòn non bộ

Hòn non bộ

Hóa giải hướng nhà tuyệt mệnh

Trong 8 hướng của Bát Trạch, hướng tuyệt mệnh là hướng xấu nhất vì nó chỉ thẳng vào âm khí. Loại âm khí này không hợp với con người, nếu tích tụ quá nhiều trong nhà sẽ khiến sức khỏe của gia chủ giảm sút. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, gia đình bị thiệt hại và tuổi thọ của chủ sở hữu rất ngắn. Việc phá hướng nhà xấu này có thể thực hiện theo hai cách:

  • Hai ngôi nhà đối diện cửa chính: gương bát quái, chuông gió làm bằng mã não hoặc thạch anh là những vật dụng được dùng phổ biến được treo trước cửa và phản chiếu luồng khí. Giúp ngôi nhà không bị luồng âm khí nguy hiểm.
  • Đường tâm chính thẳng vào nhà: đường chính giữa đi thẳng vào nhà khiến âm khí vào nhà dễ dàng hơn dẫn đến bệnh tật hoặc thiệt hại tài sản cho chủ sở hữu. Để phá giải thế này, gia chủ có thể sử dụng hốc đá thạch anh tím / đá vàng hoặc gương bát quái để bảo vệ.
Gương bát quái

Gương bát quái

Cách hóa giải hướng nhà xấu họa hại

Hoạ Hại hay còn gọi là sao Lộc Tồn – điềm xấu của hành Thổ. Khi làm hướng này, các thành viên trong gia đình chịu ảnh hưởng về tiền bạc và sự nghiệp. Đặc biệt, những người tuổi Sửu, tuổi Thìn , tuổi Mùi, tuổi Tuất sẽ khắc kỵ với hướng này hơn các tuổi khác. Cách giải quyết như sau:

  • Cửa chính: Có thể thay đổi hướng cửa chính hoặc xây thêm cổng phụ theo một trong các hướng: Tây, Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc.
  • Bếp: Đặt bếp ở các hướng Bắc, Đông, Nam, Đông Nam và nhìn về các hướng Diên niên như Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam, Tây. Chú ý không đặt gần vòi nước, tủ lạnh và cửa bếp không đối diện với cửa chính hoặc nhìn thẳng vào phòng ngủ.
  • Phòng ngủ: Các hướng tốt để đặt phòng ngủ là: Thiên Y, Phục Vị, Sinh Chi, Diên Niên. Ngoài ra, gia chủ nên chọn màu sắc nội thất phù hợp theo mệnh của mình.

Cách hóa giải hướng lục sát

Hướng tìm thuộc hành Thủy, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của gia đình bạn. Các thành viên trong gia đình dễ xảy ra mâu thuẫn, cãi vã, xích mích không đáng có. Cách hóa giải hướng nhà xấu theo phong thủy này, gia chủ có thể tham khảo các phương pháp sau:

  • Nhờ thầy phong thủy hóa phép thông qua các vật phẩm phong thủy để ngăn chặn luồng khí xấu vào nhà. Công việc này cần những người có kinh nghiệm và bạn không thể tự mình làm được.
  • Sắp xếp lại đồ đạc trong nhà theo vị trí mới. Phòng ngủ, phòng tắm, nhà bếp đều phải được chuyển đến vị trí tốt, hướng tốt để tránh bị lục sát. Muốn vậy, bạn cần biết định hướng đúng hướng thì việc thay đổi nội thất mới trở nên hữu ích.
Thạch anh

Thạch anh

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về cách hóa giải hướng nhà xấu theo phong thủy để các bạn tham khảo. Mong rằng với những thông tin trên bạn có thể tìm ra cách hóa giải hợp lý nhất cho hướng nhà của mình. Chúc bạn có thể hóa giải hướng nhà xấu thành công và được sống trong ngôi nhà có luồng khí tốt, may mắn và tài lộc.

Phong thủy nhà bếp tuổi Đinh Tỵ

Phong thủy nhà bếp tuổi Đinh Tỵ mang lại tài lộc đầy nhà

Trong không gian ngôi nhà, nhà bếp là một không gian có vai trò rất quan trọng. Đây là nơi hội tụ rất nhiều vượng khí của ngôi nhà cũng chính là nơi sum họp của mỗi gia đình trong mỗi bữa ăn. Vậy phong thủy nhà bếp tuổi Đinh Tỵ như thế nào để mang lại tài lộc cho gia chủ? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết được phong thủy nhà bếp phù hợp cho tuổi 1977-Đinh Tỵ.

Tìm hiểu tuổi Đinh Tỵ

Phong thủy nhà bếp tuổi Đinh Tỵ

Phong thủy nhà bếp tuổi Đinh Tỵ

Sinh năm 1977 là tuổi con rắn

Mệnh: Thổ – Sa Trung Thổ – Đất pha cát

Tương sinh: Kim, Hỏa

Tương khắc: Thủy, Mộc

Màu bản mệnh: Vàng sậm, nâu đất thuộc hành Thổ

Màu tương sinh: Màu đỏ, cam, hồng, tím thuộc hành hỏa

Màu kiêng kỵ: Màu xanh lá, xanh nõn chuối thuộc hành Mộc

Hướng tốt hợp phong thủy nhà bếp tuổi Đinh Tỵ

Tây Bắc (Diên Niên): Giúp điều hòa các mối quan hệ trong gia đình và xã hội.

Đông Bắc (Sinh Khí): thu hút tài lộc, vượng khí, thúc vượng khí, phát tài phát lộc.

Tây Nam (Phục Vị): Nâng cao trí lực, mang lại sự tiến bộ cho cá nhân, may mắn trong thi cử.

Tây (Thiên Y): Giúp tăng cường sức khỏe và gắn liền với tuổi thọ của gia chủ.

Những hướng nên tránh

Người sinh năm con rắn nên tránh những con đường xấu:

Hướng Bắc (Tuyết Mệnh): Hướng này dễ bị phá tài, bệnh tật chết người.

Đông (Hoạ Hại): Không may mắn, dễ thất bại.

Hướng Đông Nam (Ngũ Quỷ): Công việc không suôn sẻ, dễ hao tốn tiền của.

Nam (Lục Sát): Dễ gây thị phi, vướng vào những mối quan hệ phức tạp.

Chọn hướng bếp cho người sinh năm Đinh Tỵ

Điều đầu tiên trong phong thủy nhà bếp tuổi Đinh Tỵ đó chính là hướng bếp. Vậy hướng bếp là như thế nào? Có thể hiểu đối với bếp lò hay bếp dầu thì hướng bếp chính là hướng của cửa bếp. Còn đối với bếp gas và bếp điện thì hướng bếp chính là hướng của công tắc.

Hướng bếp hợp phong thủy

Hướng bếp hợp phong thủy

Việc bố trí bếp phải theo hướng nhà, nếu nhà có hướng tốt: Tây Bắc (Diên Niên); Đông Bắc (Diên Niên); Tây Nam (Phục Vị); Tây (Thiên Y) thì có thể đặt bếp hướng vào. một trong các hướng tốt này, trừ hướng nhà (bếp cùng hướng với nhà).

Theo quan niệm của Phong thủy, hướng bếp phải đặt ở vị trí “cát lợi”. Gia chủ tuổi Đinh Tỵ nên đặt bếp ở các hướng Bắc (Tuyệt Mệnh); Đông (Hỉ); Đông Nam (Ngũ Quỷ); Nam (Lục Sát), Tây Bắc (Diên Niên); Đông Bắc (Càn); Phục Vị) ; Tây (Thiên Ý). Vị trí này có ý nghĩa, hành hỏa sẽ giúp trấn áp khí xấu và tiêu diệt năng lượng tiêu cực, không có lợi cho việc thu hút vận may.

Bếp là nơi sinh của lửa, là nơi sinh của dương, là nơi sinh nhiệt trong gia đình, vì vậy vị trí đặt bếp rất quan trọng. Âm dương của bếp nấu được đặt ở vị trí tốt sẽ giúp gia chủ điều chỉnh vượng khí trong nhà. Hãy trấn áp tà khí và mang lại tài lộc, may mắn cho gia đình.

Màu sắc nội thất cho nhà bếp

Theo phong thủy nhà bếp tuổi Đinh Tỵ thì màu sắc phù hợp cho nội thất của khu bếp sẽ dựa vào mối tương sinh, tương khắc đó là Hỏa sinh Thổ và Thổ khắc Thủy.

Màu sắc hợp phong thủy

Màu sắc hợp phong thủy

Người sinh năm Đinh Tỵ 1977 là người thuộc mệnh Thổ nên sẽ hợp với những màu sắc như: đỏ, cam, vàng, nâu vàng, vàng sậm, nâu đất,…

Khi chọn màu cho nội thất hợp phong thủy nhà bếp tuổi Đinh Tỵ thì người mệnh này nên chọn những món đồ nội thất có những màu kể trên. Hoặc có thể trang trí bằng những tấm dán, màu sơn có gam màu phong thủy để tạo tính tương hợp của gian bếp đối với gia chủ.

Màu sắc hợp phong thủy nhà bếp tuổi Đinh Tỵ

Màu sắc hợp phong thủy nhà bếp tuổi Đinh Tỵ

Những điều cần tránh khi bố trí bếp

Cửa phòng bếp không nên đặt thẳng với cửa phòng ngủ, sẽ là tai họa cho người ngủ. Bếp cũng không được đặt ở những góc nhọn phạm vào điều cấm kỵ trong phong thủy. Bàn bếp không được kê dưới quầy bar dễ sinh bệnh tật cho gia đình.

Để đảm bảo phong thủy nhà bếp tuổi Đinh Tỵ phòng bếp không được đối diện với cửa nhà vệ sinh để đảm bảo vệ sinh đồ ăn thức uống. Đồng thời tránh những mùi ô uế sẽ ảnh hưởng đến dương khí của bếp.

Hướng bếp tuổi Đinh Tỵ

Hướng bếp tuổi Đinh Tỵ

Phòng bếp phải đảm bảo ánh sáng hài hòa, tránh ẩm ướt và tối quá, cần có cửa thông gió, khử mùi lưu thông không khí.

Theo phong thủy nhà bếp tuổi Đinh Tỵ , bếp cũng phải ở nơi khuất gió, tránh xa đường đi, nếu không gia chủ sẽ gặp bất lợi về tài lộc. Bếp cần đặt đúng vị trí của gia chủ (hậu nhà), cửa bếp cũng phải vừa với vị trí đặt bếp mới giúp gia chủ phát tài, vượng khí.

Điều quan trọng cần lưu ý trong phong thủy nhà bếp tuổi Đinh Tỵ là không nên đặt bếp trên giếng, bể, cống rãnh dễ gây xung đột. Những vị trí này sẽ khiến cho các thành viên trong gia đình dễ bị đau ốm và mất hòa khí trong nhà.,

Ánh sáng tự nhiên

Ánh sáng tự nhiên

Với những nơi rộng rãi nhà bếp nên được thiết kế có cửa sổ để không gian có ánh sáng tự nhiên. Từ đó, giúp nhà bếp của bạn trở nên thoáng đãng hơn, giúp cho mọi người cảm thấy thoải mái. Đặc biệt gian bếp luôn phải giữ gọn gàng, ngăn nắp để bữa cơm luôn ngon miệng và vui vẻ.

Trong bài viết trên chúng tôi đã cung cấp đầy đủ thông tin về phong thủy nhà bếp tuổi Đinh Tỵ. Hy vọng với những thông tin trên đã phần nào giúp bạn hiểu và nắm rõ phong thủy nhà bếp tuổi Đinh Tỵ. Từ đó có thể giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chọn hướng bếp, bày trí nội thất sao cho hợp phong thủy mà vẫn đảm bảo được yếu tố thẩm mỹ.

Phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh

Bố trí phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh tiện chuẩn, tiện lợi

Hiện nay, vấn đề phong thủy đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến tài lộc, vận khí của những thành viên trong gia đình. Vậy bạn đã biết cách bố trí phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh? Hãy khám phá những điều thú vị về bố trí phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh trong bài viết dưới đây.

Những điều kiêng kỵ trong bố trí phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh và cách hóa giải

Phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh

Phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh

Những điều kiêng kỵ

+ Không bố trí bếp đối diện với nhà vệ sinh.

Trước hết, chúng ta phải tìm hiểu xem tại sao lại có điều cấm kỵ này trong phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh? Điều đầu tiên có thể kể đến là vấn đề an toàn, vệ sinh và sức khỏe khi bố trí hai không gian thông nhau. Về mặt phong thủy, bếp tượng trưng cho hỏa còn nhà vệ sinh thuộc thủy trong triết lý ngũ hành nên dễ xảy ra xung đột, tổn hại của cải trong gia đình.

Bố trí nhà bếp và nhà vệ sinh

Bố trí nhà bếp và nhà vệ sinh

Đây được coi là một vị trí kém vì năng lượng Phong Thủy lưu chuyển rất nhanh. Đặt bếp trước nhà vệ sinh sẽ làm gia tăng tốc độ tiếp xúc, va chạm của nước và lửa, gây xung đột và làm đổ vỡ tài lộc trong gia đình.

Không những vậy, năng lượng xấu, bẩn từ nhà vệ sinh sẽ lấn át đi những tinh khí dưỡng sinh, tình duyên,… mà nhà bếp mang lại. Từ đó, mà phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh sẽ không được tốt.

+ Không được đặt nhà vệ sinh ở trung tâm

Theo phong thủy, trung tâm của ngôi nhà là không gian tỏa ra vượng khí cho cả ngôi nhà. Vị trí đắt địa như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tài lộc, may mắn, bình an, sức khỏe … Vì vậy, khi xây dựng không nên đặt nhà bếp và nhà vệ sinh ở trung tâm bởi nó sẽ phá vỡ thế trận tốt của phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh.

Cách hóa giải phong thủy có vận khí xấu

Thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh

Thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh

Nếu gia chủ phải bố trí như vậy do diện tích hạn hẹp thì có cách nào giúp hóa giải vận xấu của phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh không? Câu trả lời sẽ được bật mí ngay sau đây:

– Chú ý đóng kín cửa nhà vệ sinh để tránh các luồng khí tiếp xúc, va chạm vào nhau.

– Tạo khoảng cách giữa hai không gian cũng là một sáng kiến. Bạn có thể sử dụng vách ngăn hoặc kệ kính

– Dọn dẹp nhà vệ sinh thường xuyên để tạo năng lượng tốt cho khu vực

– Khi bếp và phòng tắm ở cùng một bức tường, nên lựa chọn linh hoạt hai màu sơn khác nhau, phù hợp với thuyết âm dương ngũ hành.

Cách bố trí phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh hợp lý

Để tránh được những vận khí xấu ảnh hưởng đến gia chủ và mang lại thịnh khí giúp gia chủ gặp may mắn và tài lộc. Bài viết này sẽ chia sẻ cho các bạn một số cách bố trí phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh hợp lý:

+ Đặt bếp ở cung tài lộc của chủ nhân sẽ dẫn đến hôn nhân không hạnh phúc, gia đình bất hòa, bệnh tật, nghèo khó, tuổi thọ bị rút ngắn …

+ Đặt bếp ở cung Thất Sát có lợi cho việc làm ăn của gia đình phát đạt, danh tiếng như gió, của cải như nước, ít kiện tụng.

+ Bếp của chủ nhân ở cung Tuyệt mạng ảnh hưởng đến tài sản thừa kế: phụ nữ hiếm muộn, dễ bị sẩy thai, khó có con, tài lộc thấp, vận đen đủi …

+ Việc đặt bếp trong Ngũ quái sẽ giúp gia đình bình an, không hỏa hoạn, bệnh tật, gia đạo thịnh vượng …

+ Đặt bếp ở cung Vô Song lợi cho cả gia đình, gia hỏa không hòa, đông con cháu, tiền bạc rủng rỉnh …

+ Bếp đặt ở cung Tiếm khiến gia đình mắc nhiều bệnh tật, đau ống, thuốc men quanh năm …

Phong thủy nhà bếp

Phong thủy nhà bếp

Nhìn vào các hướng phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh trên chắc hẳn bạn cũng đã biết nên bố trí phòng ốc theo cung hoàng đạo nào để vượng khí trong gia đình. Các hướng xấu thường được ưu tiên khi xây bếp chủ: Lục sát, Ngũ quỷ, Tuyệt mệnh… vì thường nhìn về hướng tốt. Các hướng xấu thường được ưu tiên khi xây bếp chủ: Lục sát, Ngũ quỷ, Tuyệt mệnh… vì thường nhìn về hướng tốt. Đồng thời, phòng tắm nên được bố trí ở vị trí xấu, quay mặt về hướng xấu, có lợi cho việc mang lại may mắn và tốt lành cho gia đình.

Không chỉ vậy, gia chủ cũng nên lưu ý tránh những lỗi phong thủy nhà bếp, phòng tắm thường gặp và tham khảo thêm các cách giải quyết trong trường hợp bất khả kháng.

Lưu ý trong bố trí phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh

Phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh đẹp

Phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh đẹp

–  Khi bố trí bếp, gia chủ nên chọn các hướng chính xác như: Đông Bắc, Nam, Tây nhưng cần chú ý đến cung số. Đặc biệt, tránh đặt bếp và hướng nhà cùng lúc, vì khi đó người nấu sẽ quay lưng lại với nhà, làm hao tài tốn của.

– Chú ý vệ sinh Giữ bếp thông thoáng, sáng sủa, sạch sẽ để đảm bảo phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh.

– Tránh đặt bếp dưới gầm cầu thang, lan can để tránh tụ khí, ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình.

– Đừng để vòi bị rò rỉ vì chúng thể hiện sự thất thoát tiền bạc.

– Không đặt bồn cầu quá đầu giường, nếu không sẽ mang lại tà khí, xui xẻo và tư tưởng rối loạn cho người ngủ.

– Thiết kế nhà vệ sinh theo tông màu sáng dương, ví dụ: trắng, xanh lam, xanh lá cây … Tránh những gam màu tối sẽ mang lại khí xấu, ảnh hưởng đến tài lộc trong gia đình

– Phải có hệ thống thông gió, có sáp khử mùi … để nhà vệ sinh luôn thông thoáng, thơm mát.

– Nên dùng bình phong hoặc rèm để ngăn cách phòng tắm với nhà bếp.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau học được rất nhiều kiến ​​thức thú vị và thiết thực về phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh. Hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc tạo dựng sự giàu có, thịnh vượng cho gia đình.